Ngủ đi hết trăm ngàn đắng cay
Ngủ cho giọng hát mãi bay
Ngủ cho giòng nhạc ngân hoài trăm năm
Ngủ đi cho đĩnh ngút ngàn
Hương Lan mãi tỏa giáng Lan mãi ngời
À ơi… tiếng hát mênh mông
Dịu xoa giọt nhớ, vết thương người đời
À ơi… Lan ngủ đi Lan
Ngủ cho quên hết nợ nần Có-Không…
– Thơ Thơ
Những năm gần đây iLoveNgocLan.com không còn là một nơi để những người hâm mộ tiếng hát Ngọc Lan trò chuyện và bình luận nữa tuy số lượng truy cập vẫn còn cao. Mỗi tháng có đến 4.62k unique visitors.
Hoá ra những cuộc tương tác đã giời qua Facebook. Tuy đã thành lập ra trang I Love Ngoc Lan Facebook từ rất lâu nhưng chúng tôi không đủ nghị lực và thời gian để chăm sóc và quản lý. Thế nhưng trang I Love Ngoc Lan Facebook đã được 5.1K followers. Gần đây tôi đăng lại những bài đã viết ở đây qua trang Facebook và đã có được nhiều phản ứng cũng như trao đổi. Sự thu hút của cô Ngọc Lan vẫn mạnh mẽ như ngày nào.
Tôi sẽ tiếp tục đăng những bài do chính tôi viết hoặc tìm được những gì thú vị trên mạng để các bạn vẫn có thể đọc nhưng nếu các bạn muốn được liên ứng hay chuyện trò cùng các thành viên hâm mộ Ngọc Lan, mời gia nhập vào trang I Love Ngoc Lan Facebook.
Ngọc Lan chìm đắm trong tình khúc Lam Phương
“Buồn nào hơn đêm nay / Buồn nào hơn đêm nay / Khi ngoài kia bão tố đầy trời”, tiếng hát mong manh của Ngọc Lan rót nhẹ từng giọt buồn tê tái vào lòng người nghe qua ca khúc “Xin thời gian qua mau” của cố nhạc sĩ Lam Phương. Từ tiếng kèn saxophone da diết đến nhịp điệu rumba êm dịu và dĩ nhiên là tiếng hát Ngọc Lan đã lôi cuốn tôi ngay từ giây phút đầu tiên được nghe ca khúc này. Đêm nay nghe lại tâm trạng vẫn mang mác buồn và bỗng nhiên khoa khát được nghe thêm những ca khúc khác của chú Lam Phương qua giọng hát cô Ngọc Lan.
Thú thật, tuy đã mê giọng hát Ngọc Lan hơn 30 năm và đã nghe vô số ca khúc cô thu âm, tôi không nhớ rõ đã từng nghe qua cô hát nhạc của chú Lam Phương ngoài ca khúc “Xin thời gian qua mau”. Nên khi tìm đến những bài của chú do cô hát, tôi như được nghe lần đầu. Dĩ nhiên dòng nhạc của chú thì không hề xa lại gì với tôi, nhất là các ca khúc nổi tiếng được nhiều ca sĩ hát, nhưng Ngọc Lan luôn có phong cách riêng của mình. Điển hình là ca khúc “Em là tất cả”, cách hát của cô nồng thắm và mượt mà nhưng vẫn mềm mại chứ không sầu luỵ hoặc não nề. Khi cô bắt vào phần điệp khúc, “Sao anh ngồi lặng lẽ… để lòng em tái tê”, cô buông ngay chữ “lẽ” không níu kéo và không hề dùng kỹ thuật run (vibrato) như nhiều ca sĩ bây giờ để tăng thêm bi kịch (dramatic) khiến tai tôi chịu không nỗi. Từ “Mưa lệ”, “Như giấc chiêm bao”, “Cho em quên tuổi ngọc”, đến “Thu sầu”, Ngọc Lan chinh phục các ca khúc của chú Lam Phương bằng “trường phái” riêng của mình qua cảm xúc gần gũi và cách xử lý sáng suốt trong ca từ.
Riêng “Say”, tôi đã từng nghe qua khoảng mười mấy năm trước nhưng không gây ấn tượng cho lắm vì cô hát bị phô vài chỗ và để lộ cách lấy hơi. Hơn nữa bài hòa âm phối khí cũng không có gì để nhớ. Tôi nghĩ nhạc phẩm này thu âm trong giai đoạn sức khỏe suy yếu nên Ngọc Lan không kiểm soát được giọng hát của mình. Giờ nghe lại mới cảm nhận được những yếu điểm đó biểu hiện cho cảm xúc chân thật của cô. Trong suốt thời gian đi ca hát, Ngọc Lan dành trọn tình cảm của mình cho âm nhạc nhưng cô vẫn luôn khép kín về đời sống riêng tư của mình. Khi hát cô đặc tâm trạng của mình vào ca khúc chứ không đặc ca khúc vào tâm trạng của mình. Với “Say”, cô không ngại để lộ những sơ hở trong kỹ thuật. Cô chỉ để cảm xúc của mình tuôn ra. Chẳng hạn như cô hát rất thấp hai câu, “Ta buồn ta chán sự đời / Vì đời bạc tựa như vôi”, nhưng cô lấy hơi và lên rất cao, “Đêm nay nằm ngủ ngoài hiên / Quanh ta có mảnh trăng hiền,” để rồi thổ lộ, “Ta ôm lòng đất vào tim / Say trong giấc ngủ / Cho quên đi kiếp làm người”.
My dearest Ngọc Lan, you intoxicated me.
– Donny Trương
Tác giả: Tám Vạn (January 16, 2022)
Buổi sáng đầu tiên ở Orange County, nắng Thu vàng long lanh, gió Thu dịu mát xôn xao mời mọc. Bạn bè gọi nhau, tụ họp lại ở Factory Coffee. Bạn cũ, bạn mới và nhiều bạn chỉ mới gặp lần đầu tiên mà như đã thân quen từ hơn 40 năm trước, từ những ngày còn chung nhau dưới mái trường trung học. Những câu chuyện râm ran, những tiếng cười giòn tan cứ kéo dài như không thể chấm dứt. Ngoài kia nắng đã xuyên qua khỏi ngọn cây. Nắng Cali hanh vàng chợt nhớ cái nắng Sài Gòn đã xa xôi ngàn dặm.
Mão, người bạn cùng lớp ngày xưa đề nghị đi viếng ca sĩ Ngọc Lan sau khi được nghe những tâm tình vụn vặt giữa người kể và người ca sĩ khả ái đã một thời vang bóng. Bạn nói thêm: “Bữa nào phải thu xếp cho Tâm đi thăm kinh đô Hollywood để ngắm nghía những vì sao.”
Bốn đứa vội vã lên xe theo hướng nghĩa trang “Good Shepherd Cemetery And Mausoleum” nằm trên đường Talbert. Đường đi không xa mà nghe nao nao trong lòng. Dũng không quên ghé lại tiệm hoa để mua mấy nhánh hoa tiếc thương người bạc mệnh.
Nghĩa trang rộng lớn thênh thang được chia làm nhiều khu theo thứ tự abc. Biết tìm nơi đâu, trời cao đất rộng, giữa mênh mông biển người đã khuất. Những tấm mộ bia nơi này không giống như mộ bia ở Đức, hay ở Âu Châu được dựng thẳng đứng mà được dán sát mặt đất, đồng bộ và ngay hàng thẳng lối như một bức tranh buồn.
Vừa nghe được hai tiếng “Ngọc Lan”, người trông coi nghĩa trang đã nhanh chóng chỉ hướng và khu vực (section) mà không cần một phút giây nào để suy nghĩ. Có lẽ, vì chị đã quá nổi tiếng trong cộng đồng người Việt nơi này và ắt hẳn trước đó, rất nhiều khán giả mộ điệu đã đi tìm và ghé thăm.
Các bạn chia nhau “đi tìm Ngọc Lan” trên một khuôn đất rộng lớn. Duy cất tiếng: “À, mẹ vợ của Duy cũng được an nghỉ ở khu này. Nhìn chùm hoa mới đặt xuống mấy hôm trước mà Duy nhận ra ngay. Tôi tiếp lời Duy: “Sát một bên mà không viếng được chị Ngọc Lan lần nào. Sao mà tệ vậy…”
Các bạn tôi vẫn cố công đi tìm, tìm hoài mà chưa gặp. Theo chân bạn mình đi thêm chừng được mười bước và nhìn xuống “Lot 2225” tôi vui mừng reo lên: “Chị Ngọc Lan đây nè.”
Các bạn mau mau chạy đến. Dũng trang trọng đặt xuống bó hoa xinh tươi trước nơi an nghỉ của người đã khuất. Bàn tay của Dũng vuốt nhẹ lên tấm mộ bia và lâm râm cầu nguyện. Lúc ấy, hình như thời gian như ngưng đọng để cho những tâm tình đồng điệu được dịp cảm thông.
Từ trong tiềm thức, tôi đã nhủ thầm: “Chị Ngọc Lan ơi, em từ nơi xa nay mới được dịp để viếng thăm chị với những tâm tình thương mến và tiếc nhớ một cành hoa hương sắc, hồng nhan bạc mệnh. Em vẫn nhớ hoài cái poster mang tên “Buồn” và cái đĩa nhạc cuối cùng chị đã gửi tặng, hai món nợ ân tình khó mà phôi phai theo năm tháng.”
Tấm bia hình chữ nhật nhỏ nhắn xinh xinh, bên cạnh là một đóa hồng còn ẩm ướt hơi sương. Có lẽ đây là đóa hoa của một trong hàng triệu khán giả của chị đã ghé thăm trước đó chưa lâu. Dòng chữ “Maria Lê Thanh Lan đã an nghỉ trong tình yêu Thiên Chúa và gia đình” bên cạnh bức chân dung thật đẹp với dung nhan dịu hiền và đôi mắt buồn thương. Hình như dòng chữ này hãy còn thiếu. Nếu được ghi thêm “trong tình yêu của hàng triệu khán thính giả ái mộ” có lẽ sẽ được trọn vẹn hơn.
Mấy chục năm về trước, đứa cháu gái vừa lên 7 tuổi dán đôi mắt vào từng hình ảnh cuốn băng video “Như Em Đã Yêu Anh” và cứ quay đi, quay lại để xem suốt một buổi chiều.
Thằng chú sợ bị hư cuốn bằng nên lên tiếng: “Để chú chạy qua bác Cang mượn thêm cái máy, thu cho con một bản, chứ con coi kiểu này chắc ngày mai cuốn băng của chú hư hết.” Con bé với cái gương mặt bầu bĩnh buồn bã ngó xuống muốn rơi nước mắt, trông đến tội nghiệp.
Ký ức như đi ngược dòng thời gian mấy chục năm mà chỉ như mới hôm nào. Nhớ lần sau cùng gặp chị trong giờ giải lao tại đêm nhạc ở Frankfurt, Tây Đức. Gương mặt duyên dáng với nụ cười hiền lành và mái tóc dịu mềm phủ lên đôi bờ vai bé nhỏ. Tất cả được gói ghém trong cái vóc dáng xinh đẹp, mỹ miều và thời gian cũng đã hơn phần tư thế kỷ. Dù năm tháng có trôi xa, tình cảm đôn hậu và nhân dáng đó mãi còn ở lại, mỹ nhân tự cổ như danh tướng.
Chị Ngọc Lan, miss you much!
Nguồn: Người Việt
Trong âm nhạc, Ngọc Lan và Kiều Nga tâm đầu ý hợp mặc dù mỗi giọng hát mỗi nét riêng. Trong khi Ngọc Lan nhẹ nhàng, mềm mại, và quyến rũ, thì Kiều Nga mạnh mẽ, mặn nồng, và thanh nhã. Kết quả là những âm thanh muôn màu muôn sắc khi hai giọng hát được phối hợp với nhau.
Muốn được thưởng thức sự kỳ diệu của Ngọc Lan và Kiều Nga, bạn hãy nghe lại những album Liên khúc tình yêu do trung tâm Asia sản xuất và phát hành vào những năm 1990. Cái thú vị của liên khúc là nó tạo ra một sân chơi để ca sĩ thí nghiệm sự đa dạng của mình. Người ca sĩ không chỉ phải biết hát nhiều ca khúc mà đòi hỏi phải cộng tác với đồng nghiệp của mình. Riêng những “Liên khúc tình yêu” được kết nối không chỉ qua nhiều tình ca khác nhau, mà còn nhiều ngôn ngữ khác nhau như Việt, Anh, Pháp, Tàu, và Tây Ban Nha để tạo ra một trải nghiệm âm nhạc phong phú và sáng tạo.
Chẳng hạn như Liên khúc tình yêu 1, Ngọc Lan, Kiều Nga, và Trung Hành cộng tác rất chặt chẽ và ăn khớp với nhau. Ở điểm 5:00 phút trong liên khúc thứ nhất, Ngọc Lan bắc vào bài “Vũ điệu tình nồng” một cách bất ngờ nhưng hồn nhiên, “Thoáng nghe tim ngập ngừng / Người đến đây bên tôi thấm nụ cười hồng”. Phần hoà âm trở nên sôi động hẳn lên với vũ điệu Lambada. Kiều Nga tiếp tục hát bằng tiếng Tây Ban Nha đầy chất lửa. Với “Trưng Vương khung cửa mùa thu” (lời Việt Nam Lộc) cho ta cảm nhận được sự hợp tác đầy hiệu quả giữa Ngọc Lan và Kiều Nga: hai tiếng hát một tâm hồn.
Với Liên khúc tình yêu 2, ba giọng nữ, Ngọc Lan, Kiều Nga, và Ngọc Hương, đem đến cho người nghe những phần kết hợp hấp dẫn. Ngọc Lan bắt đầu với ca khúc “Diana” (Paul Anka) bằng tiếng Anh và cách phát âm mềm mại của cô nghe thật dễ thương, “I’m so young and you’re so old / This, my darling, I’ve been told”. Kiều Nga tiếp nối với bài “Khi ta 20” qua giọng cao vời vợi và sự nhẹ nhàng của Ngọc Lan đem lại phần dịu dàng của lứa tuổi 20. Kiều Nga chuyển tiếp qua ca khúc “Put Your Head on My Shoulder” (Paul Anka) và cô phát âm tiếng Anh rất rõ lời: “Put your lips [next] to mine, dear / Won’t you kiss me once, baby? Just a kiss goodnight, maybe”. Một lần nữa, Ngọc Lan tương phản sự mạnh mẽ của Kiều Nga với sự ngọt ngào êm ái qua ca khúc “Tình có như không”.
Một đoạn gây ấn tượng trong Liên khúc tình yêu cuối cùng là ca khúc “Gọi nhớ” được trích từ phim bộ Thần Điêu Đại Hiệp. Khi Ngọc Lan cất tiếng hát, “Ngày vui đã hết vỡ như bọt sóng / Tình yêu đã chết như cây mùa đông”, khiến cho tôi hình dung ngay đến Tiểu Long Nữ. Kiều Nga tiếp lời bằng tiếng Tàu luôn. Phải công nhận rằng cả hai Ngọc Lan và Kiều Nga đều có tài ngôn ngữ. Tiếng mẹ đẻ thì không nói rồi nhưng cả hai đều hát tiếng Anh, Pháp, và Tàu rất chuẩn.
Ngoài những thu âm liên khúc, Ngọc Lan và Kiều Nga đã hợp tác qua những album như Tiếng hát Ngọc Lan và Kiều Nga: Hai giọng ca vàng do trung tâm Người Đẹp Bình Dương phát hành. Album này gồm những ca khúc ngoại dịch sang lời Việt, và trong đó có hai bài song ca. “Vẫn mãi yêu em” được hòa âm qua nhịp rumba chầm chậm với tiếng kèn saxophone nồng nàn. Với “Trái tim xanh”, Kiều Nga được Ngọc Lan bè như một người bạn đời luôn ở đằng sau nhắc nhở: “Đời người có là bao / Ngàn đời cũng chẳng lâu” và “Đời là biển muôn sóng / Đời là bao cơn gió hung dữ xô lấn ngông cuồng ngược xuôi”.
Có một lần vào tiệm nhạc Việt Nam, tôi chọn ngay album Trên đỉnh mùa đông với hai tiếng hát Ngọc Lan và Kiều Nga, vì khi đọc tựa đề ở bìa sau có sáu bài “song ca”. Tôi cứ ngỡ rằng những bài được để song ca là Ngọc Lan và Kiều Nga. Khi nghe CD mới biết mình bị lầm. Ngọc Lan và Kiều Nga không song ca bài nào hết. Những bài song ca là Ngọc Lan với Duy Quang và Kiều Nga với Duy Quang. Thế mà trên hình bìa chẳng thấy tên hay hình ảnh của nam ca sĩ Duy Quang. Tôi lấy làm thất vọng với chiến lược câu khách của Tình Productions & Bốn Phương và sự không công bằng cho anh Duy Quang tuy anh song ca với cả hai nữ ca sĩ rất tốt. Riêng ca khúc “Bảy ngày đợi mong” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh được Ngọc Lan chuyên chở rất tài tình. Cô hát nhã nhặn và điệu bộ nhưng không bị sến hay quá mùi mẫn, nhất là cách cô luyến láy: “Quyết, em quyết dặn lòng / Không nói nửa lời, dù là ghét anh”.
Dĩ nhiên khi viết về sự kết hợp giữa Ngọc Lan và Kiều Nga thì không thể nào không nhắc đến ca khúc “Anh thì không (Toi jamais)” được hai tiên nữ trình diễn trên sân khấu Hollywood Night. Kiều Nga yêu kiều trong chiếc áo đầm đen và Ngọc Lan lộng lẫy trong chiếc áo dạ tiệc đỏ. Xung quanh là những chàng trai Mỹ cao sang và phong độ nhưng hai nàng chỉ quấn quýt bên nhau. “Anh thì không (Toi jamais)” và “Tình yêu biển xanh (L’Amour a la plage)” là hai bài song ca được thu âm trong album Paris vẫn đợi do May Productions thực hiện dưới sự hoà âm và điều khiển ban nhạc của saxophonist Thanh Lâm.
Tuy Ngọc Lan không còn ở cõi tạm này nữa và Kiều Nga cũng đã rút lui ca hát, giờ nghe lại hai giọng hát ngọc ngà này để hồi tưởng lại một thời đã xa.
– Donny Trương
Ngọc Hương Channels Ngọc Lan
The first time I watched Ngọc Hương’s video, “Mưa Trên Biển Vắng,” I flipped the fuck out, just as I did thirty years ago when I first heard Ngọc Lan’s voice. In Ngọc Lan’s case, I was amazed. In Ngọc Hương’s case, I was shocked. From the voice to the curly hair to the outfit, Ngọc Hương struck unmistakably resemblances of Ngọc Lan. I didn’t know anything about Ngọc Hương. I had no idea who she was. She loves Ngọc Lan even more than the dedicated fans at iLoveNgocLan.com.
Last week, I watched Ngọc Hương perform as a guest singer on Lung Tung Xèng just to hear her in conversations. The whole time I had the impression that she played Ngọc Lan’s character. From the soft tone to the sweet talk, she seemed to have impersonated Ngọc Lan. If someone were to make a film about Ngọc Lan, Ngọc Hương would be perfect for the part—similar to how Jamie Foxx played Ray Charles and won an Academic Award for his portrayal of the iconic soul singer.
I am curious if Ngọc Hương steps out of the Ngọc Lan character in her real life or if she has embedded herself deep into her idol. Whatever the case, I have tremendous respect and admiration for her courage. I am sure she gets tons of criticism for trying to be like one of the most beloved Vietnamese singers of all time. It is obvious that Ngọc Hương will never live up to Ngọc Lan’s stature. Even she admitted on Lung Tung Xèng that she can’t be the second version of Ngọc Lan. Her technique is nowhere near Ngọc Lan. From her phrasing to her enunciation to her breath control, Ngọc Lan’s technique was to reveal no technicalities. She has mastered the art of natural expression in her singing similar to Billie Holiday even though the two were a world apart in their styles and repertoires.
As with Ngọc Lan, Billie Holiday has left a profound influence on singers long after she has passed and Madeleine Peyroux is one of them. In the early days of her career, Peyroux channeled Lady Day down to the vibratoless technique and off-key singing. Over time however, Peyroux has escaped Lady Day’s towering shadow and found her own voice. I hope Ngọc Hương will also find her own path as she develops her singing, style, and sensibility.
–Donny Trương
The first time I heard Ngọc Lan’s voice, I flipped the fuck out. Huỳnh Anh’s “Rừng Lá Thay Chưa” had been covered before, but never with such elegant, effervescent, emotional touch Ngọc Lan brought to it. It was love at first sound. I fell for her angelic alto immediately. I was in awed with the effortlessness she maneuvered her way around the rumba rhythm.
A couple of days ago, I came across a CD of Ngọc Lan’s recordings I made for myself ages ago so I could bring with me on roadtrips. Upon re-listening to the collection, I realized that my personal favorites were arranged in rumba. Ngọc Lan was a versatile vocalist who covered a wide range of styles, including Vietnamese lyrical songs, translated love melodies, ballroom-dance tunes, and French romantic ballads, but my personal preference has to be the rumba flavor simply because she had the flow.
I can listen to “Chuyện Phim Buồn,” “Yêu Đến Muôn Đời,” and “Dòng Sông Quê Tôi” again and again just to hear her soft, sweet, and sensual voice floating like crystal clear water over the hypnotic Latin rhythm arranged by Quang Nhật. With “Chuyện Phim Buồn,” in which Phạm Duy translated into Vietnamese from Sue Thompson’s “Sad Movies (Make Me Cry),” Ngọc Lan sang like she was the main character in the film. One could hear the sadness of betrayal from a lover as well as the clever cover up of emotion when her mother asked her why she was sad: “Dối má tối nay rằng / Đã lỡ trót xem phim buồn / Và xem đúng ngay một phim thật đỗi buồn / Làm lòng con xót xa.” (“And mama saw the tears and said ‘what’s wrong?’ / And so to keep from telling her a lie / I just said ‘sad movies make me cry’”). As for “Dòng Sông Quê Tôi” I didn’t realize the song was translated from “La Playa” until I searched it up. The Vietnamese lyrics, again masterfully translated by Phạm Duy, fit the harmony so well that I thought it was a true Vietnamese ballad. No less impressive was “Yêu Đến Muôn Đời,” which was also a foreign ballad translated by Trung Hành.
Another outstanding rumba recording was “Giáng Tiên Nữ,” which based on the theme of “Black Orpheus,” with Vietnamese lyrics written by Phạm Duy. Again the flow was just impeccable, as she brought some sensuality to the lyrics: “Vùi trong hơi ấm nồng nàn / Thịt da thơm ngát tình nồng / Cùng chăn gối ấm tình hồng / tình ôi ngất ngây.” (I am not even going to attempt to translate.)
Ngọc Lan’s rendition of Lam Phương’s “Xin Thời Gian Qua Mau” is still one of the best interpretations I’ve heard. The heart-rending saxophone, the crisp snare drum, and Ngọc Lan’s swag made the tune so damn intimate. I could almost feel her breath as if she were singing into my ears: “Ta đã quen, quen từng hơi thở / Quen tiếng cười và sóng mát đưa tin / Tám mùa đông cây rừng khô trụi lá / Chưa bao giờ một phút sống xa nhau.”
How did Ngọc Lan sing the rumba so damn good? She embraced the rumba, caressed the rumba, and made lucious love to the rumba.
–Donny Trương
The Best of Ngọc Lan & Người yêu dấu
Bài mở đầu của Người yêu dấu, cũng là bài chủ đề album được trung tâm Giáng Ngọc phát hành, là một ca khúc nhạc Hoa được nhạc sĩ Chí Tài viết lời Việt. Với giọng hát nhẹ nhàng, yểu điệu, Ngọc Lan rót vào tai từng chữ một những nỗi đau ngọt ngào: “Người yêu dấu, những kỷ niệm ngày xưa khó phai / Giờ đây vắng anh, lòng em nhớ nhung / Thầm khóc cho duyên mình”.
Nghe mà xót xa dùm cho người con gái thướt tha ấy nhưng qua đến bài thứ nhì, “Tưởng niệm” của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, người con gái mềm mại ấy đã trở thành một thiếu nữ mạnh mẽ đầy cảm xúc. Chị xử lý phần điệp khúc rất khéo léo, “Ta khổ đau một đời, để chết trong tình cờ / Ta tìm nhau một thời, để mất nhau vài giờ”. Không gào thét và không lên quá cao nhưng vẫn cho người nghe cảm nhận được sự khổ đau của bài hát.
Ngoài những tình khúc Việt như “Tình phụ” (Đỗ Lễ), “Bài thơ cuối cùng” (Hoàng Thi Thơ), “Bài tình ca cho em” (Ngô Thụy Miên), “Tình” và “Nỗi buồn” (Văn Phụng), chị viết lời Việt cho ba ca khúc: “Tình như giấc mơ”, “Hỡi người tình”, và “Người”. Tuy âm thanh của những bài phối lúc ấy rất kém nhưng giọng hát Ngọc Lan vẫn trong sáng và đầy quyến rũ.
The Best of Ngọc Lan do trung tâm Làng Văn phát hành vào tháng hai năm 1991 với những phần hoà âm phối khí khá hơn. Lúc mới mua CD này, tôi mê ngay vì album được bắt đầu với ca khúc “Cuộc tình đã xa” của nhạc sĩ Dương Triệu Hải với giai điệu tươi vui và ba bài kế tiếp “Những ngày mưa gió” (Bảo Chấn), “Hãy yêu tôi” và “Tình đôi ta” (tôi không tìm được tác giả của hai bài này) cũng rất nhộn nhịp. Bốn ca khúc này chứng tỏ tài năng Ngọc Lan không chỉ hát nhạc chậm mà còn hát nhạc nhanh rất điêu luyện không bỏ chữ hoặc lướt qua các ca từ để chạy theo nhịp điệu.
Trong album này, Ngọc Lan cùng song ca với Jo Marcel (“Quando Calienta El Sol” của Rafael Gaston Perez), Sĩ Phú (“Thoáng giấc mơ qua” của Nguyên Vũ), và Duy Quang (“Góa phụ ngây thơ” của Trần Thiện Thanh). Mỗi nam ca mỗi nét nhưng họ kết hợp với giọng Ngọc Lan rất điều hoà.
Từ phần hoà âm đến cách trình bài, ca khúc đơn tôi yêu nhất trong The Best of Ngọc Lan là “Tình thư của lính” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Giọng chị êm dịu nhưng đầy nỗi tâm sự nhất là hai câu cuối, “Thư của lính, thư không được dài như mong ước đâu em / Thư của lính chấm dứt ở đây, sau khi đề thêm hai chữ hôn em.” Nghe chị ca “hai chữ hôn em” mà xót thương cho những người lính. Một giọng nữ mà có thể nói lên được tâm trạng của người lính nam thật không dễ dàng.
Người yêu dấu và The Best of Ngọc Lan là hai album tôi thường nghe đi nghe lại nhiều lần. Mỗi lần nghe là mỗi lần nhớ đến tiếng hát vượt thời gian và không gian của Ngọc Lan và những ký ức chính mình của những năm đầu khi bước chân đến nơi xứ lạ quê người thèm được nghe tiếng mẹ đẻ của mình.
– Donny Trương