2. Cách đổi giọng từ trầm qua cao vút và
3. Cách xướng nguyên âm (vocalize, vocaliser)
Một người bạn kể cho tôi nghe chuyện anh đi dự một concert ở Atlantic City, NJ hồi đầu thập niên 90. Anh nói cả concert chỉ có một ca sĩ độc nhất là Ngọc Lan và anh nghĩ trong tất cả các ca sĩ VN chỉ có Ngọc Lan làm được chuyện đó nghĩa là trình diễn một mình trong suốt hơn 3 tiếng đồng hồ mà khán giả không những không chán mà còn theo rõi say mê và đòi hỏi cô hát thêm nhiều bài. Một ca sĩ có thể chỉ hát nhạc Phạm Duy, hoặc nhạc Trịnh Công Sơn trong một buổi trình diễn. Tôi rất ưa thích nhạc Phạm Duy và nhạc Trịnh Công Sơn nhưng chắc tôi khó có thể ngồi nghe một ca sĩ hát một loại nhạc hoặc nhạc của một tác giả trong vòng hai ba tiếng đồng hồ mà không ngáp. Trong khi đó Ngọc Lan hát đủ mọi loại nhạc và đủ mọi thể điệu. Thật khó có thể tưởng tượng một giọng hát “baby’ như trong bản “Macumba”
hoặc một giọng hát vui nhộn giật gân như trong “Stupid Cupid” lại có thể hát “Như Cánh Vạc Bay” một cách thánh thót, “Khúc Thụy Du” một cách buồn thảm day dứt hoặc “Khúc Mưa Sầu” ảo não như cầu kinh gọi hồn. Ngọc Lan hát mọi thể điệu: bolero, cha cha cha, mambo, tango, lambada, twist, slow rock… nhưng phải nhận là rhumba/bolero hay slow rock hợp với giọng và lối ca của cô nhất. Không những hát được mọi thể điệu và đủ mọi loại nhạc Ngọc Lan còn có khả năng thay đổi giọng hát của mình. Cô dùng giọng mũi khi hát “Đọa Đày” (Prisoner), giọng óc trong “Thu Saigon” hay “Còn Yêu Em Không”, hoặc giọng ngang ngang bất cần đời như trong “Phố Biển” hay “Ta Say”.
Chúng ta biết Ngọc Lan hát trong ca đoàn nhà thờ và hát bè cao phái nữ (soprano). Bởi vậy hát giọng cao là sở trường của cô. Phải nghe cô hát giọng cao mới thật sự thấy rõ cái giọng “trời cho” của cô. Nghe bài “Tình Khúc Buồn” thấy cô lên giọng cao một cách dễ dàng. Đặc biệt cô có thể từ giọng trầm (contralto) nhảy 2,3 quãng 8 (octave) để hát giọng cao (soprano) như hai ca sĩ khác nhau. Hãy nghe bài “Revoir” hoặc bài “Vết Chân Hoang” để thấy điều tôi muốn nói. Hát như vậy không phải là chuyện dễ dàng ai cũng làm được.
(1)(Nhạc sĩ Trần Chí Phúc).
(Còn tiếp)
Wow loi nhan set cua nhac si Tran Chi Phuc qua that khong sai. Ngoc Lan hat rhumba/bolero la tuyet voi nhat. Cho den bay gio, toi van chua tim thay duoc ai trinh dien bai “Xin Thoi Giang Qua Mau” ma tha thiet va em ai nhu Ngoc Lan duoc. “Buon nao hon dem nay, buon nao hon dem nay, khi ngoai kia bao to day troi…”
TOi cung nghe Ngoc Lan hat suot may tieng dong ho ma khong thay chan. 3 cau DVD ma anh TNS da tang cho toi, toi da xem va nghe den noi gia dinh tuong toi bi dam me het thuoc chua roi. That la cam on anh TNS nhieu. Do la mon qua Christmas ma toi yeu men nhat.
Oooops, loi nhan set cua anh TNS chu khong phai nhac si Tran Chi Phuc. Thanh that xin loi.
Bài này anh TNS đã viết dùm tôi, nói lên cảm nghĩ của chính tôi, về “vì sao tôi yêu mến tiếng hát Ngọc Lan”, tiếng hát tuyệt vời đó, mà không biết nói làm sao, cảm ơn TNS đã làm rõ ràng ra những lý do vì sao tôi đã bị “ghiền” sâu đậm như thế!
Nghe bài: Tinh Ngo (hay là tinh nho?), Uot Mi cua nhac si Trinh Công Son… trong dêm vang Trang thây nhuc nhôi làm sao, chi NL da goi lai trong Trang ky-niêm mà tuong chung nhu da chêt. Rôi dên bài: Tinh Khuc Dôi Giang, Tiêng Ca Dêm, vv…giong chi thât là êm ai; uyên chuyên rât là dê thuong.
Trang o Phap, chi NL o My; nhung khi nghe chi hat; phiên âm thât là dung, Trang cu ngo chi o Phap!
Trang nho co môt lân, bên site evietonline thi phai; Sweetie co noi: chi NL co duoc giong hat nhu vây là nho chi da tâp luyên rât là nghiêm tuc và công phu. Loi nhân xet qua không sai ti nào.
Cam on anh TNS da công hiêng cho nhung ai yêu mên chi NL niêm vui này, nhân dip ngày sinh nhât cua chi.
NgocLan đã vượt xa kỹ thuật đi vào nghệ thuật truyền cảm. Khi kỹ thuật đã điêu luyện đến mức độ “chìm” vào cảm xúc thi` kỹ thuật không “dìm” nghệ thuật nữa.