I Love Ngoc Lan

Ca Khúc Kỷ Niệm Hồi V

Trong Ca Khúc Kỷ Niệm hồi IV, chao ôi sao nhiều cao thủ thể? Tại hạ võ công thô thiển nên không dám ra mắt. Nhìn xung quanh toàn thấy hòa thượng, sư cô, bần đạo, cao tăng, tiên nữ… Võ công toàn là võ công thặng thừa, nào là freudism, nào là libido… rồi thơ lục bát, thơ song thất, thơ tự do tuôn trào lai láng làm tại hạ thấy hoa cả mắt. Các cô nương thì líu lo chuyện trò về món bún bò huế (Cô nương Thảo mới xuất gía nên biết nấu bún bò Huế low cholesterol nữa, chắc dùng tàu hũ nấu giả giò heo?)… chu choa làm tại hạ bụng đã đói lại càng đói thêm. Bởi vậy tại hạ bèn chuồn cửa sau làm một chuyến Đông Du hành khất.

Lạc sang thành phố Bát Xê Lô Na xứ Ý Pha Nho, tuy tại hạ là hành khất mà dân bỉ vỏ móc túi cũng không tha. Một lần tại hạ xuống xe điện ngầm có 2 cô gái gypsy cứ bám sát rồi chen lấn rất kỳ cục. Rồi một cô gái lẩm bẩm như xin lỗi. Đột nhiên một bà và hai ba ông hành khách trên xe chỉ trỏ tại hạ rồi la lớn bằng tiếng Sì. Tại hạ chẳng hiểu mô tê gì hết cứ tưởng mình làm gì bậy nên bị thiên hạ la ó mạt sát. Nhưng rồi một người đàn ông sấn tới lục soát giỏ của hai cô gái. Lúc đó tại hạ mới vỡ lẽ và hiểu rằng họ muốn mình kiểm soát xem có mất gì không. Tại hạ sờ vào cái túi quần đàng trước (đã cẩn thận để vào túi trước) thì ôi chao cái hầu bao đã không cánh mà bay mất rồi! Sau một hồi la ó om xòm và người đàn ông và 2 cô gái gypsy giằng co gây cấn, tại hạ tái mặt nhìn xuống thì thấy cái hầu bao của tại hạ nằm chình ình trên sàn xe. Tại hạ nhặt lên thấy đúng là hầu bao của mình. Một trong hai cô gái hoảng sợ đã vứt cái hầu bao của tại hạ xuống sàn xe để phi tang chứng. Thật là hú vía!

Trong chuyến đi hành khất này, qua nhiều nơi lạ mắt gặp nhiều cảnh nên thơ nhưng đầu óc tại hạ không lúc nào rời được hình ảnh và tuyệt chiêu của chưởng môn Ngọc Lan. Buổi tối ngồi coi tuồng coi hát mà chỉ nghĩ tới chưởng môn Ngọc Lan và thấy sao tuồng hát vô vị thế, các ca sĩ ca như mèo gào, tôtô sủa.

Chưởng môn Ngọc Lan đã xử dụng quyền tước kiếm thuật của nhiều môn phái khác nhau. Những môn phái nổi tiếng nhất phải kể môn phái Phạm Duy, môn phái Trịnh Công Sơn, môn phái Ngô Thụy Miên, môn phái Đức Huy, môn phái Trần Thiện Thanh…vv..vv… Xin hỏi chư vị quần hùng chưởng môn Ngọc Lan xử dụng võ công của môn phái nào đẹp nhất và hợp với võ công của môn phái đó nhất? Gần đây thấy có vị nói nhạc Đức Huy là nhạc sến. Tại hạ không đồng ý nhưng đó chỉ là ý kiến hoàn toàn chủ quan của tại hạ. Nhưng có điều này khó ai có thể phủ nhận: dù nhạc sến nhưng nếu để Ngọc Lan hát thì mười phần cũng bớt được 8,9 phần sến. Ngược lại dù nhạc không sến nhưng nếu để ca sĩ sến hát thì nhạc không sến cũng trở thành nhạc sến.

Trên đây là đề tài của tại hạ nhưng quý vị nào thấy đề tài vô duyên, ngớ ngẩn, lãng nhách thì xin cứ tự tiện đưa ra đề tài khác hoặc bàn ra ngoài đề cũng được. Tuy nhiên tại hạ đã ngấy món bún bò Huế rồi. Cô nương Minh Hà còn món nào độc đáo hơn không?

Nghề của tại hạ là đi ăn xin tại gia và hay bị chủ nhà sua con tôtô ra đuổi. Tổ sư ngày xưa phải sáng chế ra võ công “đả cẩu bổng” để đối phó với mấy con tôtô. Tại hạ thù mấy con tôtô lắm. Cầy thiệt thì không dám nhưng cô nương Minh Hà có rành món “giả cầy” không?

Quý vị nào muốn coi những hồi I, II, III và IV của trường thiên “Ca Khúc Kỷ Niệm” thì xin vô những trang sau đây:

Ca Khúc Kỷ Niệm Hồi I

Ca Khúc Kỷ Niệm Hồi II

Ca Khúc Kỷ Niệm Hồi III

Ca Khúc Kỷ Niệm Hồi IV

119 Comments

  1. comment
    Mot dem toi nam mo thay duoc den chon bong lai tien canh Den gap tien nu dang trong luc tha hon qua cac lan ngon tay “Ban tay nam ngon em van kieu sa”, toi nghi oi tien nu dang mo mong giac mo cua Ngo Thuy Mien. Roi bat chot, tieng hat chot vut cao “Ru mai ngan nam, tung ngon xuan hong. Ban tay em nam ngon ru tren ngan nam”. Toi that su ngay ngat, tam hon toi bay theo tien ru cao vut tren ngan, bay den truoc tien nu co nhung ngon tay thon dai huyen dieu. Tien nu no mot nu cuoi duyen qua lan “moi tim” de dua tam hon toi qua nhung lang mang cua dieu walse “Hoi dau yeu, hoi dau yeu sao bay gio..” Tien nu da cho toi thay dinh nghia cua tinh yeu trong trang va day tho mong voi giong nhac xa voi lang lang trong suong mu “Tinh yeu tu dau ma tinh yeu voi va luc ban xo” tinh yeu that dep nhung cung co luc than tho nhu mot nguoi di tim kiem “hanh phuc noi nao”, hanh phuc tu cac anh chang dep trai hay tu mot anh chang chan that nhung khong co gi? Toi that su da quen di “tuoi ngoc” cua the goi loai nguoi va buoc vao the gioi cua “thoi gian ngung troi” the gioi cua “Con tuoi nao cho em”, the gioi cua “Yeu anh lan dau”.
    Tien nu Ngoc Lan da dua toi vao the gioi nhac ngoai loi dich hop nhat, nhung con nhac Trinh Cong Son thi sao, cung nhat luon. The con Ngo Thuy Mien thi sao? cung nhat luon. Con Duc Huy, toi rat thich hoi tuong cua “nhu da dau Yeu”, thich nhung khong an tuong manh lam cua bai “va con tim da vui tro lai”. Nhac Trinh Nam Son cung duoc dua vao lich su nhan loai qua tieng hat cua tien nu. Thoi toi that boi roi qua roi. Chuong mon cai ban thiet la lac leo, khong lam sao giai dap duoc. Co ai danh thuc toi day de ra khoi con “hu ao” nay khong?

    Comment by Doc Co Cau Thang — 7/27/2004 @ 5:20 pm
  2. Lão Tiên Sư mắt tinh thế kia mà còn gặp phải các ma nữ, xém chút mất bao bị thì còn gì nữa để mà nói bây giờ?
    Kỳ này tiên sư ra câu đề thật khó, tiện nữ chắc phải tu thêm một thời gian, đậu xong tú tài (đang lo học nấu Bún Bò Huế cho chuẩn dây-đúng lại Bún bò Huế nữa rồi) mới mong đem tài mọn ra múa rìu.
    Tiện nữ đây thơ nhạc rất dở, lục bát hay song thất gì cũng cho “marry” hết với thơ tự do, có lần bạn bè quở là đọc thơ tiện nữ là muốn đi thưa lính bắt ngay lập tức, nhưng sau họ thấy tiện nữ tu hành ra bộ cũng hiền lành nên mới tha cho, với điều kiện là không được nổi hứng làm thơ gì nữa cả. May sao gặp đến được chốn này, sư phụ ni cô tiên giáng trần gì cũng rất là hoà nhã, nên bắt họ làm “captive audience” cho các bài thơ đầu không ra đầu đuôi chẳng ra đuôi, nếu không nói quá sến, của tiện nữ :

    Từ biết yêu, anh bao lần thức trắng,
    chẳng vì ngỡ tình anh Lan không đáp;
    lấp sao cho đầy vũng nhớ năm xưa.
    Hứa với anh, trọn kiếp Lan bên anh.

    Anh với Lan hẹn nhau từ kiếp nao?
    Sao tim thổn thức, sao lòng vấn vương?
    Nương làn gió, Lan đã về đó sao?
    Bao cay đắng trôi dần về quá khứ…

    Comment by Minh Ha — 7/28/2004 @ 1:34 am
  3. Đệ ngũ hồi, lên đường phó hội
    Giải độc hoàn, thủ sẵn hộ thân!

    Đại hội đã mở rồi đấy à? Quần hùng đâu cả? Vì khiêm nhượng hay sợ tai bay vạ gió? Nhất là cái người nhanh nhẩu yêu cầu mở hội ấy đâu rồi?
    Thôi thì bần đạo xin múa vài đường quyền thù tiếp Độc Cô Cầu Thắng và Hà nương vậy, kẻo nương tử thấy cô quạnh lại ngỏ lời… hăm dọa! Ôi…

    Cất bước khi xưa ngỡ vườn đào
    Tiên nga e ấp chốn tiêu dao
    Há biết tàng long ngầm địa sát
    Nào ngờ ngọa hổ xúc thiên tào
    Xông pha mỹ nữ đồng vây hãm
    Tung hoành tuấn kiệt khá lao đao
    Tiếc sắc thương hương nào đâu nỡ
    Cuồng phong nộ thủy phất mưa rào

    TNS tiên sinh nhắc đến “Giả Cầy” khiến bần đạo phải rệu “bọt thủy”. Giả cầy cần phải có “mẻ” mà nói đến mẻ thì chắc phải cỡ đại nương hay lão bà bà mới biết mẻ là gì chứ còn các tiểu cô nương bên này bước ra ngoài là hằng hà sa số tửu quán như thế chắc đâu biết mẻ là gì chứ nói chi đến chuyện nấu giả cầy. Bần đạo nghĩ sao nói thế chứ không có ý khích bác đâu đấy nhé.

    Comment by Tu Mi Chân Nhân — 7/28/2004 @ 9:46 pm
  4. comment
    Kham phuc qua, kham phuc qua. Troi oi Tu Mi Chan Nhan cong luc tien bo nhanh qua, phun tho nha ngoc that la nhu Ly Bach vay (hoi nho, co vo chai nao chua?) chuong nhu the moi that la dang de coi. Toi nghi Tu Mi Chan Nhan da du suc doi chuong voi mot ngon tay cua chuong mon nhan roi do

    Comment by Doc Co Cau Thang — 7/29/2004 @ 9:51 am
  5. comment
    Cha chả, từ lúc bước lên võ đài đầu tiên đến bây giờ chỉ thấy có vài cao thủ gọi là chuẩn bị phát chiêu. Tại hạ thật đả bắt đầu nghi hoặc, có phải là “chim cò đánh nhau, ngư ông thủ lợi” hay không?
    Từ sau khi vỏ đài tan nát lúc trước, các cao thủ đả lại sức chưa, tôi thì thấy thiền sư cao tay ấn hơn lúc trước rồi

    Lúc ban đầu khi em cất tiếng hát
    Tâm hồn anh mịt mùng ngây ngất bay
    Nụ cười em như sao sáng trong đêm
    mắt em nhìn như khung trời bắc đẩu
    Dáng em như thiên thần trong cảnh lạ
    thật ngây thơ và trong trắng vô ngần
    Em ngồi đó cho lòng anh vương vấn
    Khi em buồn anh đau nhói trong tim
    Em mãi mãi em vẩn là mãi mãi
    Chỉ còn anh ngồi lại chốn nơi nầy
    Tối hôm nay khi anh nghe tiếng hát
    từ CD đang rộn rã tiếng em ca
    Tôi còn gì tôi đâu còn gì nửa
    ngọai trừ ra những mảnh tình rã rơi

    Comment by Doc Co Cau Thang — 7/29/2004 @ 6:02 pm
  6. “chim cò đánh nhau, ngư ông thủ lợi”
    Cha nghe Doc Co Cau Thang nói thế tiện nữ đây cũng hơi ngại ngại.

    Tu Mi cao sư hỡi, không biết đại hội kỳ này có bao nhiêu vị tham gia? Không biết cao sư nghĩ sao, chứ tiện nữ thấy phố vắng người a7u cũng là lỗi của… cao sư, vì lúc “giản tuồng” kỳ IV vừa qua, cao sư biến đâu mất dạng, nên quần hùng (trong đó có tiện nữ) tìm đến mòn con mắt nên đâm ra…. chán nản đó thôi mà! Không tin xin người ghé lại nơi cũ mà đọc lại những lờ đã khắc ghi rành rành.
    Còn “người nhanh nhẩu yêu cầu mở hội”… cha, nhắc tới đây tiện nữ có lẽ phải theo phe cao sư mà chat vấn tỉ đáng yêu ấy… Tỉ đâu rồi?

    Cất bước ra đi ôi chẳng đành,
    Cao sư mạnh dạn lời tái kiến
    Há biết người xưa sinh ngao ngán
    (xin hẹn mai kia tiếp tục)
    …………………………….
    Nhạc sến, mari-sến, TNS tiên sinh đã ra đầu đề (tiện nữ vẽ thêm cho vui vậy mà!) Tiện nữ xin trả lời kỳ sau, đến giờ phải đi DQ (Dairy Q.) cà lem quán, đành hẹn lại kiếp sau, ủa tối mai!

    Comment by Minh Ha — 7/29/2004 @ 11:19 pm
  7. ? 🙁 ?
    Hà “cú niềng” (cô nương) leo lên ngựa sắt đủng đỉnh ra ngoài tửu quán chén “T-bone” rồi tu dăm ba ly “blizzard” dễ dàng chứ bần đạo thượng non ăn măng trúc với giá mãi cũng ớn do đó phải chịu khó thỉnh thoảng hạ sơn kiếm ít bữa mặn chứ nếu không đến đời nào mới thành tiên!

    Ấy bần đạo toan bàn về “sến” nhưng nghe cô nương hẹn sẽ luận về chữ ấy nên hoãn lại để nương tử nhả ngọc trước, rồi thong thả bần đạo sẽ xem có cần đóng góp thêm bớt gì hay không. Sống ở xứ “bạch quỷ” này thành ra có thói quen nhường “tiên nữ” rồi (nếu dùng “Mỹ từ pháp” thì “tiên nữ” là “lady first” đấy).

    Còn Doc Co Cau Thang túc hạ đã bỏ dấu được rồi thì xin bỏ luôn dấu vào hiệu danh của túc hạ cho nó rõ rệt. Không có dấu nguy hiểm lắm túc hạ ạ. Bần đạo nói thật chứ không có ý gì khác đâu nhé là ngay cả hiệu danh của túc hạ lúc đầu bần đạo đọc là “Độc Cô Cầu Thắng” nhưng ngắm đi ngắm lại nó lại thành ra “Đốc Cọ Cầu Thang” rồi lung tung nhiều thứ khác nữa nên cuối cùng không dám quả quyết hiệu danh của túc hạ nữa.

    Rồi còn khi mới đọc lại tưởng túc hạ hỏi bần đạo về “vỏ chai” nên đờ người không hiểu, lát sau mới nghĩ ra là “vô chai nào chưa”. Bần đạo quên béng đi là lão Lý Bạch đó “sứa” quá mà đâm đầu xuống Động Đình Hồ thăm mỹ nhân ngư dưới thủy cung luôn phải không? Nhờ mang máng thế mới đoán được cái câu không dấu của túc hạ. Câu hỏi này éo le quá! Trả lời không thì bị cho rằng “nam vô tửu như kỳ vô phong” mà trả lời có thì lại bị gán là “đệ tử lưu linh” cho nên bần đạo xin áp dụng sách lược “lửng lơ mơ hồ” vậy.

    Tiện đây xin túc hạ cũng cho biết thêm là túc hạ mới ghé đến vũ trường này lần đầu hay trong đệ tứ hồi túc hạ cũng đã ngỏ dăm lời rồi nhưng với hiệu danh khác chăng?

    Comment by Tu Mi Chân Nhân — 7/30/2004 @ 6:34 pm
  8. Sư phụ Ngọc Lan đã biểu diễn võ công nào đẹp nhất? Theo ý tiện nữ các môn phái Trịnh Công Sơn nè, Ngô Thụy Miên nè, thật ra không khác nhau mấy. Có lẽ môn phái thứ nhất có chút “diversity” hơn vì không những có nhạc tình mà còn nhiều bài đậm mùi quê hương, nhưng nếu chỉ nói về nhạc tình không thôi thì tiện nữ cảm thấy nhạc hai vị nầy không mấy khác nhau về mặt ướt át trử tình một cách lãng mạn nhưng đầy tánh chất mới mẻ trong đó. Nhạc Đức Huy thì cũng đầy tình cảm nhưng có vẻ mộc mạc hơn (more straightforward?) Hay là có lẽ vì thế mà mang tiếng sến (tiện nữ không nghĩ nhạc ông này sến đâu)? Môn phái Trần Thiện Thanh thì có lẽ tiện nữ không dám bàn gì nhiều vì không biết nhiều bề nhạc ông này. Sư phụ Ngọc Lan thì văn võ đều nhất nhất một trăm phần trăm hết nên nhạc nào cũng như miếng đất sét dưới tay người thơ (potter) điêu luyện tha hồ nhào nắn cho ra hình gì mà mình muốn. Nói thât chứ tiện nữ không nịnh bợ (nịnh bợ để được gì?) Sư phụ có khi hát bài thật nũng nịu thật dễ thương, khi làm cho ta tức tưởi bùi ngùi (Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi…) Thật trên đời đâu dễ gì tìm ngườ tài sắc vẹn toàn như vậy?
    Như tiện nữ có nói, không phải bài nào sư phụ cũng trình bày hơn người khác, nhưng số bài mà sư phụ hát hay hơn người khác cao hơn số bài của người khác hát hay hơn sư phụ, do I even make sense to you? Tiện nữ tiếc nhớ quá đi một vóc dáng vừa thanh tao yểu điệu lại vừa sang cả, thật là mười phân vẹn mười. Sư phụ lại hát không dùng “giọng óc”, vì giọng của người, trừ sau khi ngả bệnh nặng quá, lên cao chót vót. Lâu lâu tiện nữ cố hát theo, nhưng xuống thấp không được mà lên cao thì giọng bị bể, nên mới biết tài của sư phụ “đáng sợ” như thế nào…
    Nhiều khi đi làm công việc không xuôi chảy trong việc làm, tiện nữ muốn nổi cáu, muốn pull my hair out và…. đi tu luôn, nhưng nhớ tới những gì mình đã đọc về sư phụ, thì lòng lại lắng đọng lại, có gì mà phải lo, cuộc đời rồi cũng qua đi, có nhiều người còn gặp trăm ngàn cảnh khó khăn hơn, chill out, chill out…

    Tiện nữ thích ăn vặt lắm dù đã qua tuổi kẹp tóc rồi. À mà tu hành cho nên khi nào có dịp xuống núi là tiện nữ làm quá trớn (ie. ăn nhiều quá), well 5’5″, 110 lbs. chắc còn ăn thêm đươc chục cái hot fudge sundae nữa rồi mới lo!
    Hôm qua tiện nữ làm salad roll (tiếng Việt gọi là gì nhỉ?) nhưng không biết làm mắm nêm (tìm các bà thầy nhưng không có ai ở nhà cả) nên tiện nữ chế đại Thai peanut salad sauce, mèn ơi ăn cũng đặng lắm à.
    Ờ lại tối thứ sáu “ta mình ên” nữa rồi, thờ gian sao đi nhanh quá thế? Người khác mà đọc những lời than của mình thì sẽ nghĩ là mình là big baby, thứ sáu nào cũng kêu la hết!

    Dáng ngọc âu sầu, ngày nào đã
    âm thầm em cất bước ra đi.
    Lệ buồn anh nhỏ cuộc tình đau.
    Mây kia lờ lửng nào thấu đáo,
    Tàn thuốc anh chờ quán quạnh hiu,

    Comment by Minh Ha — 7/31/2004 @ 12:27 am
  9. Con ma nhà họ Hứa: người Việt Nam mính hay nhất là đặt các tên dí dỏm. Có điều tên này của Ngọc Lan tiện nữ nghĩ không ra là “flattering” hay không, sao lại là con ma? Ai kêu tiện nữ là con ma thì dù tu bảy kiếp tiện nữ cũng sẽ giận ghê lắm ả!
    Có đôi khi tiện nữ cũng hứa rồi không giữ lời hứa, nhưng sau đó thấy feel guilty lắm cơ, từ đó chắc cũng khôhg dám hứa lèo nữa. Sư phụ chắc là in demand nhiều hơn tiện nữ nhiều, nên chắc là người này lôi người kia kéo hoài thôi, chắc có lẽ vì thé mà cô phải “ậm ừ” để cho được tha đi, không bị quấy rầy nữa mới yên được chứ gì?
    May là tiện nữ chỉ là một fan thôi, chứ không phải là bạn bè hay chị em gì của cô, mà còn cảm thấy mất mát đau đớn như thế này! Một điều an ũi là có nơi đây để thăm hỏi sư phụ, chớ không thì còn nỗi buồn nào hơn?

    Con ma Hứa, có phải là em?
    Tinh nghịch em nào biết anh trông?
    Nguoi đến càng đông, càng nhớ em!
    Hứa không đến, hơn cả vô tình…
    Con ma xinh môi chúm má hồng
    Trời hỡi làm sao hờn em được?

    Comment by Minh Ha` — 8/1/2004 @ 12:08 am
  10. Trước hết phải hoan hô cô nương Minh Hà một phát. Cô nương Minh Hà đã tỏ ra nhiệt thành và sốt sắng với trang “ILoveNgocLan.com” nói chung và “Ca Khúc Kỷ Niệm” nói riêng. Còn cô nương M&M dụ tại hạ mở “Ca Khúc Kỷ Niệm hồi V” rồi chuồn đâu mất rồi? Sau đây xin đón chào cao thủ Độc Cậu Cầu Thang (cái này không phải tại hạ bỏ dấu mà easyvn.com bỏ dấu đấy nhé) đến với “Ca Khúc Kỷ Niệm” . Tại hạ cũng yêu cầu đại hiệp bỏ dấu vào tên đề tại hạ khỏi đoán mò đoán bậy như Tu Mí Chân Nhân hay easyvn.com. Sau hết xin đa tạ Tu Mí Chân Nhân đã chỉ giáo về món mẻ trong món giả cầy. Chân nhân thật có lý, tại hạ không nghĩ tới chuyện đó. Mấy cô nương sinh sau đẻ muộn thì chắc không biết mẻ là gì thiệt. Nhưng chân nhân nên biết món giả cầy đã là giả thì cái gì cũng giả được hết. Bên này người ta đã dùng Yogurt hoặc sour cream để làm mẻ giả đấy, chân nhân có biết không?

    Bây giờ xin bàn về những võ công của các môn phái mà chưởng môn Ngọc Lan xử dụng. Không phải tại hạ vỗ mông ngựa nhưng theo tại hạ thì chưởng môn Ngọc Lan xử dụng kiếm pháp của môn phái Trịnh Công Sơn là đẹp nhất. Ngày xưa có Khánh Ly xử dụng kiếm pháp của Trịnh Công Sơn ai cũng mê cũng khen (trong đó có tại hạ) nhưng hồi đó chưởng môn Ngọc Lan chưa xuất hiện trên giang hồ. Cho tới hôm nay, trừ nhạc phản chiến, nhạc trữ tình của TCS thì không ai diễn tả xuất sắc bằng chưởng môn Ngọc Lan cả. Điển hình là 2 bài “Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng” và ” Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ”. Có người nói như thể Trịnh Công Sơn sáng tác nhạc trữ tình để cho Ngọc Lan hát. Tại hạ thấy câu đó quả không ngoa.

    Comment by TNS — 8/2/2004 @ 12:39 am
  11. TNS Lão Bá quá lời khen tặng. Trước tiện nữ đây vẫn nghĩ phải vào nói vài lời để làm chút bổn phận, nhưng sau lần lần thì tiện nữ lại nghĩ ra rằng chính mình cũng cần hay ít ra là cũng muốn đến đây viết lên những gì mình nghĩ, coi như dùng trang này làm cái journal của mình, và cũng để nói lên những gì mà tiện nữ khi xưa không nói được với sư phụ. Chính vì người tuy không tận tay rèn luyện tiện nữ đến mức lão luyện (?) ngày nay, nhưng không sao chối cãi ảnh hưởng đẹp của sư phụ đã gián tiếp đem dến trong đời tiện nữ.
    Wow! TNS Lão Bá đã không ngần ngại đem sư phụ lên hàng đầu của môn phái Trịnh Cơng Sơn. Thú thật tiện nữ không thuộc vào thời cô Khánh Ly, nên hoàn toàn chỉ biết nhạc ông họ Trịnh qua giọng ca mềm quyến rủ như lụa là của sư phụ chúng ta. Sau này khi các quần võ bàn về cô Khánh Ly, tiện nữ bèn nghe thử và xin phát biểu ý kiến như sau: I don’t understand what all the fuss was about her voice, there’s no comparison. Trời ơi cô Ngọc Lan mà sanh cùng thời với cô khánh Ly thì cô Khánh Ly woúldnt have a job! Nghe giọng rất chói tai, hát không “chuyên chở” (mượn chư$ nằy) hết ý ngoắc nghoéo của ông ta. Really I believe Ngọc Lan would have made a Khanh Ly quite redundant!!!
    Ủa sao lại so sánh nữa rồi, khéo thì lại bị đám anh hùng vác gậy rượt bi giờ, cũng là tại TNS Lão Bá cả (tsk tsk)

    Comment by Minh Ha` — 8/2/2004 @ 2:21 am
  12. comment
    Từ Ngày bị trúng xuyên tâm chưởng “Dáng tiên Nữ” mà tôi đã có dịp phân trần hồi đại hội võ lâm kỳ trước khi mà tôi mới võ vẽ vài ba đường quyền cước. Trời ơi thật là các anh hùng hào kiệt kỳ trước thật là nội công thâm hậu quá sức, chưởng chỉ thì cứ như tia lade vậy đó. Tôi thật là ếch nằm đáy giếng nên đâu có biết nguy hiểm là gì. Kỳ này cho dù nội công thì chỉ có phục hồi được 1% nhưng củng hăng máu ngựa mà ra vài chiêu gọi là “ngựa non háu đá”. Đi qua lại giang hồ thì củng phải có một danh hiệu cho kiêu, nhưng mà đặt là “Độc cô cầu Bài” thì thế nào củng bị giập móp mõ, mà nếu để tên củ của mình lnguyen thì thế nào củng bị thiên hạ chê cười, nên mạn phép lấy tên “Độc cô cầu thắng” để nghe cho nó kêu như pop corn vậy đó vậy các chân nhân, thiền sư, cô nương, tỷ nương và mọi người hảy nhẹ tay giùm cho. Hôm qua biết thế nào củng phải đương đầu mọi nguy hiểm trong võ lâm nên mở bí kiếp “Như là Kỷ Niệm” để nghiên cứu tường tận chiêu “Hạnh Phúc Nơi Nào”. Sao khi đã nghiên cứu tường tận và bắt đầu tập luyện thì nhận ra sao mà nội công mình yếu thế, mới có lên hơi được hai ba chữ thì nghe cứ như là búa đóng đinh vậy, không ngọt ngào như sư phụ. Còn độc chiêu “còn tuổi nào cho em”, Trịnh công Sơn thì có thể nói luyện được 1 phần công lực rồi, nhưng mà củng chưa đạt được 12 thành công lực như sư phụ đâu.

    Ở nơi tại hạ tu nhân tích đức, Chicago, một nơi xa lánh vùng quan ải, không có những món ngon vật lạ như Bắc Kinh, Oregon, Boston, hay là Giang Nam, nhưng ở đây người Lào nhiều và có một món rất giống giòi tơ. Củng là giòi bình thường nhưng họ bỏ củ riềng ở trong nên mùi vị thì cứ như là giòi mấy bạn tơ tơ ấy, um um.

    Comment by ĐỘC CÔ CẦU THẮNG — 8/2/2004 @ 3:15 pm
  13. Độc Cô đại hiệp chớ ngại! Cổ nhân đã có câu “vũ hay không bằng hay vũ” cơ mà. Còn đã cất bước tiếu ngạo giang hồ thì đương nhiên thỉnh thoảng ắt phải trúng thương hay trúng độc thôi, dù vô tình hay cố ý! Nếu bị trúng độc thì bần đạo đã luyện sẵn linh đan trừ tuyệt. Chuyến này đem theo một bọc nên đại hiệp đừng lo, có gì bần đạo xin tặng vài viên. Còn nếu bị trúng thương thì bần đạo… chịu!

    Cám ơn TNS tiên sinh mách cho biết hai cách giả dối! Ừ nhỉ, tại sao bần đạo không nghĩ ra chuyện dùng “yogurt” hay “sour cream”. Chắc bữa nào bần đạo phải hạ sơn mua giò heo về nấu thử theo ký ức xem nó ra sao (chứ hạ heo rừng về nấu sợ tốn điện mà vẫn không nhừ!).

    Hà cô nương, ngay cả bần đạo đây cũng còn thuộc hàng hậu bối khá xa so với thuở Khánh Ly nổi tiếng. Khánh Ly nổi tiếng trong thời cực thịnh của nhạc phản chiến và du ca, có lẽ nhờ hơi hưởng “nổi loạn”. Bần đạo cũng không hảo lắm giọng hát nguyên thủy được cho là giọng “liêu trai” của cô vì bần đạo gọi đó là “lè nhè”. Nói về nhạc với ca hát thì mỗi vị đều có sở thích riêng tuy vẫn có thể trùng nhau. Về phía các nữ kiệt thì bần đạo chỉ ưng nghe “Vũ Lâm Ngũ Hậu”, gồm tam Lan, nhất Thu và nhất Hà. Bên phía anh hùng thì bần đạo không tìm ra đủ “Vũ Lâm Ngũ Bá” mà chỉ được “Tam Bá” mà thôi (tất cả đều từ thời “tiền” bần đạo cả!).

    Nói về các môn phái thì bần đạo chỉ cảm thấy lai láng nỗi niềm, rối bời tâm tư, tơi bời lục phủ, quay cuồng ngũ tạng, rung động tơ tình, điên đảo tâm hồn, sôi sục máu “sến”, đam mê bồng bột, tơi tả bão lòng… (chư vị cứ tự nhiên bỏ thêm vào tiếp) khi nghe Ngọc Lan Nương thủ thỉ, thêu thùa, thì thầm, thút thít, tha thiết, thanh thoát, thon thả, thoang thoảng, thỏ thẻ… các tình khúc của thời tiền chiến, Phạm Duy Lão Ông và Ngô Thụy Miên Đại Hán, cộng với một số chiêu thức linh tinh khác. Nói cho ngay thì mỗi môn phái không ít thì nhiều đều có một số tuyệt chiêu. Thuở còn mài đũng quần trên ghế nhà trường… trung học thì bần đạo cũng ham mê một số kiếm pháp của chúa Trịnh nhưng rồi từ từ… hết thích!

    Bần đạo xin dời lại kỳ sau phần luận về “sến” cũng như hai môn phái có đôi phần liên hệ là Đức Huy và Trần Thiện Thanh. Bần đạo còn phải nghĩ xem viết thế nào cho ngắn gọn vì nói về “sến” thì có thể viết thành một tiểu luận cao học như chơi, thậm chí còn có thể “mở mang” thêm thành luận án tiến sĩ cũng được! Ái chà, mới nói đến đây thôi mà đã cảm thấy khoan khoái trước mắt hình dung ra học vị “Ph.D. in ‘Sến’ Studies” rồi.

    Comment by Tu Mi Chân Nhân — 8/2/2004 @ 6:02 pm
  14. Chào các sư huynh tỉ muội,

    Muội đây dạo này núp vào hậu trường sân khấu để làm “ác”…tiếng Mỹ gọi là làm “art” làm hại muội đâu có thời gian để luyện chưởng nữa nhưng khi ghé ngang võ trường thấy chư vị bàn tán xôn xao về chiêu pháp của sư phụ Ngọc Lan làm tiểu muội cũng xí xọn muốn vào tía lia đôi chút cho vui vậy mà.

    Tu Mi Chân Nhân nói môn phái Trần Thiện Thanh là “Sến” thì muội đây đồng ý chứ nói về Đức Huy cũng thuộc môn phái sến thì muội chẳng đồng ý chút nào. “Trái Tim Ngục Tù”, “Mùa Thu Ru Em”, “Và Con Tim Đã Vui Trở Lại”, “Một Tình Yêu”…V V…có chất gì sến trong đó huynh mau nói cho muội nghe?? Có một bài của Đức Huy mà muội “chống” không nổi đó là bài “Tôi Có Người Bạn Thân Tên Buồn” gì đó là có vẻ sến thôi, nhưng mà sư phụ Ngọc Lan đâu có chọn bài này để phát huy bao giờ! Muội thích nhất sư phụ “Trái Tim Ngục Tù”, mỗi lần xem sư phụ biểu diễn chiêu này là muội đây bủn rủn tay chân, tâm hồn xao xuyến, cõi lòng tan nát…Phần nhạc hoà âm cho bài này thật là hết chỗ chê. Nghe “Tây” như thế chứ sến chổ nào đâu huynh?

    Còn về phần nhạc Trịnh Công Sơn thì muội thích sư phụ trong các chiêu “Chiều Một Mình Qua Phố”, “Ướt Mi”, “Rừng Xưa Đã Khép”, “Tuổi Đá Buồn”, “Cỏ Xót Xa Đưa”…Angel nghe cô hát xong thì càng lúc càng thích nhạc Trịnh Công Sơn và từ đó tìm hiểu thêm về nhạc của Trịnh Lão Bá. Những lời nhạc như “Phôi Pha” hay “Cát Bụi” là muội không khỏi ngậm ngùi liên tưởng đến cuộc đời của sư phụ thật nhiều … ôi thương thay cho kiếp sống phù du. Nói tóm lại sư phụ làm “trẻ hoá” nhạc Trịnh và đưa muội gần gủi với nhạc của ông hơn.

    Comment by AngelNgocLan — 8/2/2004 @ 9:50 pm
  15. Ôi tỉ Artist đã trở lại đó à, hoan nghinh! Á mà chiến tranh sắp bùng nổ nữa rồi, vui ơi là vui, tới phiên Tu Mi Chân Nhân trả lời rồi đó.

    Ky’: Tu Du Chân Nhân “Vẫn Đợi” (chiến tranh sắp dến–Sến hay không sến)

    Comment by Minh Ha` — 8/3/2004 @ 1:22 am
  16. Cac vi co ai duoc sifu Ngoc Lan chuyen lai chiu “Phoi Pha” cua Trinh Cong Son khong? Neu co, xin cho tai ha tho giao? Thank you.

    Tai ha rat dong y voi su ty Angel. Co le Khanh Ly da co cong lao dua nhac Trinh den voi doi, nhung Ngoc Lan da dua nhac Trinh den voi tai ha.

    Comment by Donny — 8/3/2004 @ 7:49 am
  17. comment
    Xin chào nghệ thuật tỷ tỷ. Tỷ thật là dủng cãm, mới lên lôi đài mà đả ra chiêu quần thảo với Tu Mi Chân Nhân rồi, làm các khán giả thật là lo âu. Khâm phục, khâm phục. Nếu nói về nhạc Sến thì nên hỏi, nhạc sến hay ca sỉ sến. Củng cùng một bài “Tôi đưa em sang sông” mà Tuấn Vũ hát thì nghe sến, còn Sư phụ hát thì lại không nghe sến. Sến hay không sến củng còn tùy theo người hòa âm nữa. Bởi vậy nhạc Đức Huy do su phụ ra chiêu thì nghe không sến nhưng thử hỏi người khác hát có sến hay không. Nhạc Trịnh củng vậy, tôi đả từng nghe một vài ca sỉ hát khác, ôi thôi là ôi thôi, nghe xong muốn khóc, không phải vì hay mà vì quá sến. Nếu nói về sến thì bài “Tình Lầm Lở” củng thuộc loại sến bá chấy nhưng mà sao Sư Phụ múa chiêu này y như rồng bay phượng múa. Sến hay không sến thì coi đại anh hùng nào ra chiêu.

    Comment by ĐỘC CÔ CẦU THẮNG — 8/3/2004 @ 12:47 pm
  18. À, “sến”, một chữ trông tầm thường nhưng lại gây nhiều tranh luận! Tùy mỗi người định nghĩa “sến” là gì, riêng phần định nghĩa sến của bần đạo thì rộng lắm. “Sến” thâm nhập mọi sinh hoạt của con người mà phàm là người thì, theo định nghĩa rộng ấy, ai cũng có máu sến, chỉ khác là ở chỗ nhiều hay ít, phát tiết đúng chỗ, đúng lúc, đúng đối tượng, đúng mọi thứ linh tinh khác hay không mà thôi. Nếu phát tiết nhầm chỗ, nhầm thời điểm, nhầm đối tượng và nhầm những thứ khác thì sẽ bị gọi là “sến”.

    “Ai dám bảo chữ “sến” là “sến”
    Nếu không “sến” làm sao tỏ được tình?”

    Nhưng ở đây bần đạo sẽ giới hạn vào bản nhạc và giọng hát vậy. Muốn “được” gọi là sến, một bài hát (khi có người hát) phải hội đủ ít nhất là hai trong ba tiêu chuẩn sau đây:
    1) Lời sến
    2) Hòa âm sến
    3) Giọng hát sến

    Giờ ta thử xét đến những lời sau đây:

    “Níu em trên đồi, cỏ thơm mùi sữa.
    Níu em yêu ngồi trên bãi cỏ non.
    Giương đôi tay ôm thân tròn ơn mưa móc.
    Hãy xõa mái tóc, rũ trên vai anh mòn”

    “Những ngày chưa nhập ngũ
    Anh hay dắt em về vùng đồng quê có cỏ bông may
    Ở đây hoang vắng vô cùng
    Chỉ còn ta với mình.”

    Không biết chư vị hiểu sao chứ riêng bần đạo thì hai “lời” này đều mang cùng một mục đích! Nhưng ta cứ tưởng tượng xem. Khi dùng bất cứ lời nào đúng lúc, đúng chỗ, và nhất là đúng đối tượng thì cả hai lời đều “hiệu nghiệm như nhau” và ước mơ thành tựu. Trái lại, nếu dùng sai lúc, sai chỗ, và nhất là sai đối tượng thì lời nào cũng có thể bị cho là “sến” và mộng ước tan hoang! Tuy nhiên, đối với “thành phần thứ ba” không liên hệ gì đến câu chuyện ấy thì có lẽ đa số sẽ gọi lời thứ nhì là “sến”.

    (Tạm ngưng ở đây, khi khác bàn tiếp…)

    Comment by Tu Mi Chân Nhân — 8/3/2004 @ 7:27 pm
  19. Chữ “sến” hay chữ “cải lương” tự bản chất không có gì xấu nhưng đã được dùng nôm na như một cách chê bai: “cô này ăn mặc cải lương quá!” “anh kia nói chuyện sao nghe sến thế!” ví dụ vậy. Không dám bàn rộng bàn xa, tiện nữ chỉ liều mạng nói riêng về “nhạc sến” theo cái nghĩa thông dụng mà quần hùng vẫn hiểu, về loại nhạc mà có nơi gọi là nhạc Bolero, có chỗ lại gọi là nhạc đại chúng. Tiện nữ đồng ý với Độc Cô đại nhân là giọng hát ảnh hưởng rất lớn đến việc làm cho bài hát sến nhiều hay ít. Ảnh hưởng rất lớn thôi chứ không thể hoàn toàn đối trắng ra đen được. Lại nói riêng về sư phụ và nhạc sến thì quả thật sư phụ cũng đã dùng thanh âm chưởng để giảm hiệu lực của nhạc sến. Điều này làm hài lòng người không thích nhạc sến nhưng hẳn cũng làm các chư vị mê nhạc sến mất vui.
    Tóm lại thì tiện nữ đồng ý với cách suy luận của Độc Cô đại huynh về nhạc sến (dù đại huynh đã tiến cử một món ăn rất ư là hãi hùng.) Còn Tu Mi đại nhân giải thích nghe mo hô quá! Đại nhân mang 2 đoạn thơ ra làm thí dụ cho đề tài tranh luận, sến và không sến, nhưng tiện nữ thấy cả hai nếu có khác nhau thì chỉ ở chỗ đoạn thứ nhất cầu kỳ chữ nghĩa và đoạn thứ nhì đơn sơ giản dị hơn mà thôi. Phải chăng trong tư tưởng đại nhân đã gắn liền đoạn thơ đầu với bài Cỏ Hồng và đoạn thứ nhì cho Bông Cỏ May?

    Comment by Thao — 8/4/2004 @ 12:29 am
  20. À, lại gặp cố nhân! Đoạn đầu đúng là Cỏ Hồng, còn đoạn sau thì bần đạo không nhớ tên bài nhưng cô nương bảo thế thì chắc là thế thật.

    (tiếp theo)
    Nói về lời sến thì sến hay không còn tùy… “đối tượng”. Nhưng oái oăm thay, có “sến” thực hay không lại còn tùy theo tâm tình, cử chỉ, hành động và “kiểu nói” của người chê nữa. Lắm khi bảo “sến” chứ thực ra là chỉ vì…muốn nói ngược ngạo để khỏa lấp “cái gì đó” mà thôi. Vì thế, khi bị chê là “sến” thì các vị hảo hán hãy khoan buồn. Trái lại, chư vị cứ để ý xem cái “kiểu” chê như thế nào, vì lắm khi…

    “Tình trong như đã mặt ngoài…vờ chê ‘sến’”

    Nói chung chung, văn chương chữ Việt chịu ảnh hưởng Hán học cho nên càng dùng điển tích, ám tỷ, mông lung, trừu tượng thì càng được tiếng là “hay”. Ngược lại, nếu lời lẽ càng mộc mạc, giản dị, trực tiếp bao nhiêu thì càng dễ bị xem là “sến” bấy nhiêu. Thôi thì cũng được đi, vì muốn dùng kiểu “hay” đó thì cũng phải bỏ chút công lao nghiên cứu học hành. Nhưng kẹt thay là nhiều khi lơ vơ ghép lung tung những chữ kêu và nổ như “popcorn” (theo lời Độc Cô đại hiệp) chẳng ai hiểu gì cả cũng vẫn được khen “đôm đốp”. Trường hợp này áp dụng cho tất cả mọi ngôn ngữ. Nói về “Mỹ ngữ” thì chư vị cứ để ý nghe Greenspan xem những lời của ông ta “convoluted” đến đâu! Còn bàn về Việt ngữ thì cứ phải “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh” mới được, chứ còn “Sáng hổm trời lù mù lạnh quá” thì bị gọi là… thiếu văn chương!

    Tương tự như thế, nếu lời nhạc là:

    “Trời bình minh lướt theo chiều gió
    Bướm bay bướm bay, chàng đi tìm hoa”

    thì được tiếng là nghe sao “phê” gì đâu! (cũng có “phê” thật chứ chẳng đùa!) Còn nếu:

    “Ước gì nhà mình chung vách,
    Anh khoét tường ngõ ngách chui sang”

    thì chắc là nghe “sến”. Ấy nhưng chưa hẳn là thế đâu! Nếu dùng đúng lời cho đối tượng thích hợp thì câu sau mới “phê”, còn câu trước thì lại trở nên “sến”.

    Giờ nói về môn phái Đức Huy và Trần Thiện Thanh. Khi còn trong nước, lời nhạc Đức Huy thiên về loại “trừu tượng” hơn. Sau này có lẽ ảnh hưởng lời nhạc ngoại quốc nên lời trở nên “trực tiếp” hơn. Hiềm nỗi tiếng Việt mà “trực tiếp” quá dễ bị nghe thành “sến” (nhưng còn tùy vào cái yếu tố quan trọng nhất: giọng hát). Còn môn phái Trần Thiện Thanh thì hơi khó xếp loại. Lời nhạc môn phái này không “sến mạnh dạn” mà hơi lưng chừng dở dang. Nhạc của phái này mà do một giọng hát sến hát thì sẽ nghe “cực kỳ sến” mà nếu được giọng hát “sang” hát thì nghe cũng được lắm, tuy là cùng một lời. Nhưng nếu nghe chính tác giả hát thì có lẽ lời kết luận chung chung sẽ là “sến” đấy!

    Đấy, lời “sến” nó trăm đường biến hóa như thế, hư hư thực thực khó lòng quả quyết. Tóm lại thì cái gì cũng “tương đối” thôi. Sến với một người chưa chắc là sến với người khác.

    Còn nói đến hòa âm sến. Thật ra, hòa âm chỉ có hay dở, thích hợp với bài hát hay không mà thôi, chứ không hề có loại hòa âm “sến”. Tuy nhiên, vì có một loại hòa âm quen thuộc cho những bài đã lỡ bị gọi là “sến”, mà phần lớn là do lời sến và giọng hát sến gây ra, nên loại hòa âm đó cũng thường bị cho là sến, nhất là khi một bài hát điệu “boléro” được hòa âm theo cách “quen thuộc” đó. Trong trường hợp này, chỉ mới nghe phần “Intro” thôi là lắm khi đã có người thốt lên “sến quá”! Trường hợp này cũng dễ trị. Đổi cách hòa âm thôi!

    Nay sang yếu tố quan trọng nhất: Giọng hát…

    (Xin tạm ngưng, kỳ sau tiếp…)

    Comment by Tu Mi Chân Nhân — 8/4/2004 @ 12:52 am
  21. (tiếp theo và hết.)
    Giọng hát hẳn là yếu tố quyết định có mang chất sến hay không, nhất là khi láy một nốt thêm dăm ba nốt phụ nữa thì dễ nghe thành sến vô cùng. Nhưng dù giọng có sến mà nếu bài hát không có thêm một yếu tố nữa là lời sến hoặc hòa âm sến thì cũng không đến nỗi làm cả bài nghe thành “sến đặc”. Nhưng dù giọng không sến mà hát bài có cả hai yếu tố kia thì cũng chỉ làm giảm được độ sến năm bảy phần là nhiều. Vì thế có những người nhất định không hát những bài “sến”. Nhưng mặt khác thì cũng có những người dường như chỉ hát được những bài thật sến.

    Ngọc Lan Nương thuộc trong số vài người lọt ra ngoài quy luật này. Hơn thế nữa, cô lại khác ở chỗ là dường như cô không cần thiết là bài gì, miễn có bài là hát. Tuy không phải tất cả những bài cô hát đều xuất sắc như nhau cả nhưng phải nhìn nhận giọng cô hiếm thấy ở chỗ là khi cô hát bài “sến” thì nghe cũng không ra sến dù bài hát hội đủ cả hai yếu tố kia.

    Bần đạo có cảm tưởng nếu đưa bài “Trông kìa con voi” thì cô cũng hát, mà nếu có hát bài đó thì chắc nghe cũng êm ả. Giọng Ngọc Lan thuộc loại giọng quyến rũ thiên nhiên. Có lẽ chẳng cần viết thành bài nhạc làm gì, cứ đưa đại cho cô vài lời để cô nói thôi cũng được, chẳng cần phải hát làm gì, thì nghe cũng êm lỗ tai rồi. Đặc biệt cứ chọn cho nhiều chữ chuyển cấp tốc từ dấu sắc dấu ngã xuống dấu hỏi dấu nặng mà nghe Ngọc Lan nói thôi là nghe cũng đủ thoải mái rồi, chứ còn mà hát nữa thì… sốt ruột lắm!

    Sau khi nghiên cứu “thâm sâu” và để ý tìm kiếm thì bần đạo thấy người nói nghe êm tai như Ngọc Lan thì cũng có, nhưng hát cho… sốt ruột như vậy thì quả là hiếm. Do đó, bần đạo kết luận rằng quy luật về sến không áp dụng cho Ngọc Lan Nương, và vũ thuật của môn phái nào dù “sến” cách mấy cũng vẫn được giọng nàng hóa giải.

    Hết! Giờ bần đạo xin trả lại vũ trường cho chư vị.

    Comment by Tu Mi Chân Nhân — 8/4/2004 @ 2:45 am
  22. Tỷ huynh mạnh giỏi,

    M&M vui mừng chào đón Độc Cô huynh. Chỉ vì một chữ “sến” trừu tượng kia mà tỷ huynh một phen bút mực tuôn trào thật ngoạn mục. M&M vô tình đọc được một article về bài “Mùa Thu Chết” của nhạc sĩ Phạm Duy viết phổ theo bài thơ Pháp “L’adieu” của Apollinaire. Hỏi ty huynh bài này có “sến” khong?

    Ta ngắt đi một cụm hoa thạch
    thảo
    Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi
    Mùa thu đã chết em nhớ cho
    Mùa thu đã chết đã chết rồi
    Em nhớ cho em nhớ cho
    Hai chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa
    Trên cõi đời này trên cõi đời này
    Từ nầy mãi mãi không thấy nhau
    ………………………………………..
    Ôi ngát hương thời gian muì thạch thảo
    Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em
    Vẫn đợi em
    Vẫn đợi em

    M&M không có ấn tượng nhiều với bài hát nhưng lại thích bài thơ nhiều hơn. Xin share cùng tỷ huynh nguyên tác:

    J’ai cueilli ce brin de bruyere
    L’automne est morte souviens-t’en
    nous ne nous verrons plus sur terre
    Odeur du temps brin de bruye`re
    Et souviens-tôi que je t’attends

    Dịch nguyên văn(độc thoại):

    Anh đã hái cọng thạch thảo này
    Mùa Thu đã chết em hãy nhớ
    Chúng ta sẽ không thấy nhau nữa trên đời
    Mùi thời gian cọng thạch thảo
    Và em hãy nhớ rằng anh chờ em

    Comment by M&M — 8/4/2004 @ 4:26 am
  23. So sánh những vỏ công cô Ngọc Lan sử dụng từ những đaị môn phái này thật khó quá. M&M chỉ xin list ra những chiêu M&M hang yeu mến

    Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng(TCS)
    Một Tình Yêu(DH)
    Giọt Nước Mắt Ngà(NTM)
    Tình Đầu Tình Cuối(TTT)

    Mỗi khi nghe những bài hát này, M&M không thể không liên tưởng tới những móc ngoặc đổi thay của đời cô. Khởi đầu giọng hát thánh thót nhẹ nhàng cao vút, để rồi trầm lắng vấn vương một nỗi buồn, và cuối cùng nghe được tiếng ngắt hơi của cô trong Tình Đầu Tình Cuối, M&m buồn không cầm lòng được. Câu cuối của bài hát nầy thật thấm thía,

    Tình trần thì vẫn quá bát ngát
    Mà đường trần thì vẫn thấy quá nga(n…..

    Comment by M&M — 8/4/2004 @ 5:27 am
  24. Tạm hiểu theo ý Tu Mi đại nhân sến là bình dân. Nhưng tiện nữ không ưng cách thí dụ của đại nhân. Đại nhân kéo văn vần vào văn xuôi, xách cổ văn viết cho đứng chung vào hàng văn nói. “ Buổi mai hôm ấy, một buổi mai…” chỉ hay khi ta dùng nó vào văn viết, chứ nếu đại nhân dùng câu này để tán tỉnh thì thế nào cũng bị mỹ nhân mắng mỏ “Khùng hết chỗ nói!” Văn chương chữ nghĩa phức tạp huyền ảo, không thể dễ dàng xếp vào 2 loại sến và không, dù là những câu cao xa bóng bẩy hay đơn giản “trực tiếp” như đại nhân đang dẫn chứng. Nếu tiếp tục “đấu hót” với đại nhân về văn chương thì chắc là phải “mang nhau ra chỗ khác” mà đấu, và phải đi đến chỗ một mất một còn, nên cho tiện nữ trở về chuyện sư phụ.

    Đại nhân nói câu: “…dường như cô không cần thiết là bài gì, miễn có bài là hát..” làm tiện nữ phải dãy nẩy, thấy tội nghiệp cho người hát lẫn người nghe. Thảm hại vậy đại nhân? Thế lời quần hùng vẫn cho rằng “Ngọc Lan hát như thể gửi gấm tâm sự mình vào trong bài hát” là vô lý hết cả sao?
    Tuy nhiên chiêu cuối của đạị nhân xem ra “có lý” nên tiện nữ xem hiệp này là huề. Xin lui sang một bên, nhường võ đài lại cho cô nương baby M&M. Đón mừng tiểu muội trở lại cùng quần hùng.

    Comment by Thao — 8/4/2004 @ 11:26 am
  25. comment
    Lộn rồi, khổ thân nói tiếng miền Nam nó lộn như vậy đó. Dồi tơ chứ không phải giòi. Nói chung, đa số nhạc sến là nhạc ủy mị mà những người lao động tay lắm chân bùn có thể cãm nhận. Cho nên lời lẻ có phần mộc mạc, ướt át và nhạc phối thì đơn giản để người nghe có thể hiểu được. Nhưng với một bài đó mà nhạc phối thay đổi, nhiều chi tiết phức tạp hơn thì nó không còn là sến nữa nhưng phần quan trọng vẩn là ca sỉ biểu diển thế nào.

    Comment by ĐỘC CÔ CẦU THẮNG — 8/4/2004 @ 5:41 pm
  26. Ái chà, chiêu thức vi vút vậy! Ừ thì Thảo nương nói có phần đúng. Bần đạo quả có để cho tư tưởng nhảy cóc, hóa thành đầu Ngô mình Sở không minh bạch lắm. Bần đạo không có ý bàn về văn chương nói chung mà chỉ muốn nói về lời bài hát để hát lên mà thôi. Thông thường lời càng bình dân trong một bài hát theo điệu “boléro” thì càng dễ nghe thành sến. Chứ khi viết hay nói thì cầu kỳ hay bình dân cũng đều có thể sến hoặc không sến tùy từng trường hợp. Còn chuyện lơ vơ tán tỉnh thì bần đạo nay không phải lo nữa rồi. Vả lại, chuyện đó lại thuộc một môi trường khác, vô cùng “instantly interactive” và tha hồ điều chỉnh “as you go”, mà hơn nữa khi ấy đối phương 1) chỉ chọn nghe những gì nghe sảng khoái trong người, hoặc 2) vào tai này ra tai kia mất hút chứ đâu có nghiên cứu kỹ từng câu từng chữ đâu mà lo!

    Nhưng cô nương đã không nhìn thấy hoặc cố ý bỏ qua mấy chữ “dường như…” trong cái “selective quote” của cô nương. Bần đạo có quả quyết như thế đâu! Hơn nữa, theo lời cô nương thì cô thực sự nghĩ rằng có người gửi gấm tâm sự vào được “tất cả” những bài đã hát à? Dĩ nhiên có những bài như vậy thật nhưng rất có thể có nhiều bài khác là vì nhiều lý do khác mà hát chứ. Lắm khi người nghe vì cảm thấy “phê” theo kiểu riêng của mình mà gán vào chăng? Nếu cứ nhất quyết mà cho rằng người hát đều gửi trọn tâm tư vào mỗi bài đã hát thì há chẳng phải “thiếu thực tế” lắm ru?

    Để chuyện “đấu hót” văn chương ở chỗ khác thì cũng phải nhưng cô nương ắt là đã nói đùa khi đòi “một mất một còn”. Tuy bần đạo thường dè dặt mà thêm những chữ “có thể” với “dường như” nhưng chuyện này bần đạo đoan quyết là các cô nào thực sự muốn thế vì ngộ nhỡ có chuyện đó xảy ra thực mà các cô may mắn hãy còn thì… “Đời vắng… bần đạo rồi… hăm với ai?” Cô nương hẳn thấy quen thuộc với chiêu này lắm!

    Comment by Tu Mi Chân Nhân — 8/4/2004 @ 9:00 pm
  27. Hôm nay nghe lại mấy cái CD cũ, ôi chao những thật là những tuyệt tác để đời. Tiện nữ muốn biết, không hiểu đến giai đoạn nào là người nghệ sĩ biết là mình đang hát để lại cho đời, vì mình sẽ sớm lìa bỏ cỏi đời? Ôi tan tác! ôi đau đớn! các huynh tỷ có coi đoạn linh mục làm lễ đã đọc thơ vĩnh biệt của cô Ngọc Lan, “Ngọc Lan ra đi sẽ không bao giờ trở lại” Tiện nữ không hiểu cô viết thơ đó lúc nào?

    Làm sao nói được với cô là tôi thương mến cô vô cùng?

    Comment by Minh Ha` — 8/5/2004 @ 12:26 am
  28. Đại nhân quả là khéo chống chế. Làm sao đại nhân có thể dùng chữ nào khác ngoài chữ “dường như” khi muốn đoán tâm tư của người khác? Nhắc lại lời quần hùng: “ Ngọc Lan hát “như thể” gửi gấm tâm sự mình vào trong bài hát” Đại nhân có thấy chữ “như thể” của thiên hạ cũng không phải là một xác định, chỉ là một cảm nhận, như chữ “dường như” của đại nhân vậy không? Riêng tiện nữ thì chẳng hề “thực sự nghĩ rằng” hay “nhất quyết mà cho rằng” bao giờ cả, và tiện nữ “quả quyết” điều này đó Tu Mi đại nhân.
    Phân bày thế là rõ ràng lắm rồi, đại nhân có không chịu thì ráng chịu mà thôi. 🙂

    Comment by Thao — 8/5/2004 @ 2:22 am
  29. Angel cũng vừa định nói như thế nhưng không ngờ Thảo sư tỉ quá nhanh nhẹn, ra tay chớp nhoáng, phen này khổ cho Tu Mi Chân Nhân rồi!

    Angel đồng ý với Thảo sư tỉ và một số bạn là sư phụ Ngọc Lan hát “như thể” gửi gấm tâm sự. Ví dụ như khi nghe cô hát bài Liên Khúc Mẹ làm Angel không khỏi xúc động và đau buồn khi hồi tưởng người mẹ quá cố của mình…nhất là khi cô hát “Mẹ, Mẹ ơi, hôm nay trời buồn, nhớ tới năm xưa có mẹ trong đời, không muộn phiền tháng năm dịu hiền con vui cuộc đời ngây thơ … cho dù mẹ đã xa đời này, muôn năm mẹ hiền bên con…” Lần đầu nghe cô hát bài này Angel cứ đi ninh là mẹ của cô đã qua đời làm cho Angel thấy buồn tủi và cảm thông nổi mất mát to lớn ấy với cô … ai dè …đến khi xem tang lễ của cô … người mẹ của cô đứng nép bên cạnh cha cô nước mắt lưng tròng nghẹn ngào đau đớn bên cạnh quan tài của cô con gái yêu dấu. Người cha thốt lên một câu mà Angel nhớ mãi không quên, “Lá vàng khô lệ khóc trên cây, nhìn lá xanh rơi tận cuối trời.” Ông thưa với Cha chủ tế (the priest) rằng đây là người con thứ 5 mà ông dâng lên cho Chúa. Người tóc bạc đưa người tóc xanh…Ôi còn gì buồn và oan trái hơn như thế! Lòng của Angel lúc đó quặn thắt, đứng tim không còn có lời gì để diễn tả sự kinh ngạc và đau buồn lúc đó. Cho nên mới nói sư phụ Ngọc Lan lợi hại là ở chổ hát mà làm người ta cứ ngỡ như cô đang gửi gấm tâm sự và chia sẻ những kinh nghiệm có thật trong cuộc sống của cô. Angel thật càng nói càng thấy nhớ và thương cô ấy quá đi thôi.

    Comment by AngelNgocLan — 8/5/2004 @ 10:01 pm
  30. Tỷ tỷ Angel ơi,

    Tỷ đã mất mát quá nhiều trong đời…M&M ước gì có thể chia sẻ bớt nổi đau buồn cùng tỷ. Nghĩ tới cô Ngọc Lan…M&M buồn…buồn thêm.

    Comment by M&M — 8/6/2004 @ 3:37 am
  31. Các cô nói chuyện bi thương cũng chẳng khác gì bịt miệng người khác nên bần đạo lại quay sang làm… thơ vậy. Chẳng nghe thiền sư đầu đà gợi ý gợi iếc gì cả nên nhìn quanh quất tìm đề tài thấy được mấy cái “themes” ở trên bèn lôi ra làm đầu đề. Lúc đầu cũng định thử làm “ác” như người ta là đắp vào mỗi cái hình “theme” một bài quyền để dành sẵn lỡ mai mốt có đệ tử thì truyền lại. Nhưng mở “Tiệm Hình” lên thấy “nhu kiện” này như đám rừng nên đành thôi mà trở lại “tính bổn thiện” cho khỏe. Hơn nữa, mới “sến” được có 5 “themes” là tịt cả ý lẫn chữ nên phải tạm ngưng. Tính ra thấy có 5 vị ra chiêu nên bần đạo thẩy cả lên đây cho mỗi vị một bài mà xì xèo phê bình cho quên buồn. Còn ông chưởng quản thì ông ấy chỉ cần giả cầy thôi.

    “Melancholy – U Hoài”
    Mấy bước chân đi dẫm bụi trần
    Cừu non khép nép dựa bên thân
    Nhìn xa ánh mắt hoài nhân thế
    Ngoảnh lại trông theo nhớ thiên thần
    Nước biếc lơn mơn đùa trên bãi
    Cát vàng len lén nghịch gót chân
    Gió cuốn mây trôi người tuy vắng
    Quấn quýt thanh âm vẫn còn gần

    “Hope – Hy Vọng”
    Chuỗi nón trân châu quấn phủ đầu
    Có người thục nữ đến từ đâu
    Thon thon sống mũi mặc khanh tướng
    Ươn uớt môi son vất công hầu
    Công danh phú quý thành vô nghĩa
    Bốn cõi giang sơn chẳng muốn thâu
    Tìm trong khóe mắt niềm hy vọng
    Sánh bước bên nhau hết u sầu

    “Longing – Ước Ao”
    Tiếng hát ngân nga tự chốn nào
    Giọng người quyến rũ gợi biết bao
    Xanh xanh một nhánh cầm lục đóa
    Đo đỏ đôi vai khoác hồng bào
    Lên cao thánh thót đầy khao khát
    Xuống trầm êm ái tràn ước ao
    Đê mê đắm đuối nhìn biểu diễn
    Lộng lẫy xinh tươi nụ anh đào

    “Dream – Mơ Mộng”
    Tóc xõa bên vai cổ trắng ngần
    Tay ngà da ngọc tựa bạch vân
    Mắt biếc mưa thu ngầm sóng nước
    Mi huyền hạ vũ lộ tinh thần
    Môi son chúm chím chờ tài tử
    Má đào hây hẩy đón giai nhân
    Mơ chén giao bôi chìm trong giấc
    Mộng lành chất chứa hé mở dần

    “Joy – Vui Tươi”
    Vấn tóc kiêu sa đội nón huyền
    Nghiêng đầu lệch mũ đợi tình duyên
    Thấp thoáng đam mê vòng qua gáy
    Ẩn hiện yêu đương lộ dưới thuyền
    Cánh áo mơn man đồi kiêu hãnh
    Lá hồng ấp ủ dốc thuyền quyên
    Vui tươi kiều diễm mừng xuân đến
    Sắc thắm muôn nơi tiếng Lan truyền

    Comment by Tu Mi Chân Nhân — 8/6/2004 @ 8:05 pm
  32. Này, Độc Cô đại hiệp đã từng trải qua kinh nghiệm nào với mấy “cô em Bắc kỳ nho nhỏ” chưa? Nếu chưa thì phải cẩn thận lắm đấy kẻo bị bắt bẻ! Mấy “cô em Nam Kỳ, Trung kỳ” cũng chẳng vừa gì nhưng có thể đại hiệp quen thuộc hơn nên cũng dễ xoay sở hơn.
    Bần đạo xin tò mò hỏi thêm chút: cái chữ “tơ” trong “dồi tơ” có phải là đại hiệp muốn dùng như chữ “cờ tây” đó hay không? Mà dồi đây có phải là ruột heo nhồi tiết với các thứ hay là dồi của mấy “người bạn tơ tơ” đó thật mà lại có cả riềng trong đó nữa?

    Comment by Tu Mi Chân Nhân — 8/6/2004 @ 8:06 pm
  33. Hoan hô Tu Mi Chân Nhân! Bravo!! Tiếp tục đi, Angel sẽ ráng làm “ác” còn Chân Nhân thì làm “thiện” nhé 😉 Angel rất thích “thiện sến themes” của Chân Nhân. Nhất là Melancholy và Hope.

    Comment by AngelNgocLan — 8/7/2004 @ 6:27 pm
  34. Cảm ơn M&M. Đời người khó tránh cảnh chia ly. Angel chỉ biết chấp nhận mà thôi. Tuy nhiên nếu mình nhìn vào khía cạnh lạc quan một chút đó là sau này tất cả chúng ta đều gặp nhau ở một nơi đó là Thiên Đàng hay là Cỏi Niết Bàn (?), nơi đó mới là nơi hạnh phúc vĩnh cửu mà ba mẹ của Angel và Ngọc Lan đã đến đó trước chúng ta. Sorry Chân Nhân nha … Angel lại nói chuyện buồn nữa rồi …Chân Nhân cứ tiếp tục để suối thơ tuôn trào để bà con chung vui tán dóc cho vui nhà vui cửa ilovengoclan. Các bạn đang chờ Chân Nhân “sến” tiếp đó 🙂

    Comment by AngelNgocLan — 8/7/2004 @ 6:41 pm
  35. Cả buổi chiều nay tiện nữ ngồi coi lại những cuồn video có sư phụ trong đó, trong số có bài Liên Khúc Mẹ mà Angel Tỷ có nhắc đến. Mât sư phụ thật hiền, nụ cười thật dễ thương, trông như cô tượng trưng cho tất cả những gì tốt lành trong đời. Tiện nữ và cô cứ tắt tắc lưởi tiếc cho sư phụ có số phần quá ư nghiệt ngã. Cô của tiện nữ có lẽ đang buồn trong lòng, nên nói, thôi ra đi như vậy mà sướng à, sống đây là khổ, nhưng nói sao nói, however you want to sugar-coat it, không làm sao không khỏi cảm thấy cái đắng cái cay cái tiếc cái nhớ một người đã ra đi không còn trở lại. Trời hỡi sao hết người rồi mà kéo cô Ngọc Lan của chúng con đi?

    Comment by Minh Ha — 8/8/2004 @ 2:24 am
  36. Tỷ Minh Ha gọi Trời làm M&M cũng thót cả lòng. Lây lang niem lạc quan của tỷ Angel, mình hãy nhìn góc độ khác đi tỷ à. Cô Ngọc Lan đã sống một đời thật đầy ý nghĩa, ở nơi xa xôi kia chắc cô sẽ nở nụ cười hiền hòa hạnh phúc chào đón tình cảm nỗi niềm thương tiếc của tỷ và tất cả những người yêu mến cô. Nụ cười kia chắc đẹp lắm tỷ hả? Hy vọng TuMiChanNhan “hỏng có nói được” 🙂 và lại quay sang làm thơ nửa. Cảm xúc của huynh giành cho cô Ngọc Lan quả thật to lớn, thơ của huynh làm hay lắm.

    Angel tỷ tỷ,

    Tuần tới đây, M&M hướng về miền San Jose thân thương của tỷ. M&M có thể mới tỷ Bún Bò Huế của San Jose được không?

    Comment by M&M — 8/10/2004 @ 3:25 am
  37. Wow…M&M giá lâm San Jose thật sao? Muội làm tỉ thấy lâng lâng vui vui làm sao đó. Vậy khi nào đến nơi nhớ e-mail hú tỉ một tiếng là tỉ muội mình đi ăn Bún Bò nhé. E-mail tỉ là [email protected]. Hẹn xum họp tuần sau 🙂

    Comment by AngelNgocLan — 8/10/2004 @ 9:34 pm
  38. Tu Mì Chân Nhân thật là cao minh, nhìn thấy tim đen tại hạ “chỉ cần giả cây thôi” (còn thơ thẩn thì hoàn toàn mù tịt.) Quả vậy các cô nương có món tủ bún bò Huế thì tại sao các đấng mày râu chúng ta không có món tủ “giả cầy”?

    Nói về nhạc sến thì tại hạ không hoàn toàn đồng ý với Tu Mi Chân Nhân về thứ tự 3 tiêu chuẩn chân nhân nêu ra. Theo tại hạ thì giọng hát là quan trọng nhất. Thứ đến giai điệu (melody) [chứ không phải hòa âm(harmony)], sau đó mới tới lời. Đề dẫn chứng giọng ca quan trọng nhất xin chư vị quần hùng nghe bài ”Tình Đời” sau đây do Ngọc Lan và Duy Khánh song ca. Hai người hát cùng một bản mà sao Ngọc Lan hát thì nghe thanh tao mượt mà hấp dẫn còn Duy Khánh thì (xin lỗi các fan của Duy Khánh nhé) nghe sến thế. Đúng như chân nhân nói Ngoc Lan đã hóa giải được tính chất sến của bài hát. Tại hạ không thể tưởng tượng được Chế Linh, Phuơng Dung, Hương Lan….hát nhạc Trịnh Công Sơn.

    Còn vấn đề lời sến hay không thì hoàn toàn là cảm tưởng chủ quan. Cô nương M&M đã trích dẫn bài thơ “Adieu” của Apollinaire được nhạc sĩ Phạm Duy dịch và phổ nhạc. Theo tại hạ thì lời (cả Pháp lẫn Việt) đều nghe rất sến nhưng ngược lại giai điệu(melody) thì chẳng sến tý nào. Bài hát này do Ngọc Lan hát thì trên cả tuyệt vời tuy rằng lời nghe rất sền (theo tại hạ).

    Comment by TNS — 8/11/2004 @ 12:05 am
  39. Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ người khôn người đến chốn lao xao
    Đông ăn măng trúc đông ăn giá. Xuân tắm hồ sen hạ tăm ao.
    Buồn buồn nghe em ngoclan ngân rung ngọt ngào.
    Thật là sướng cái mớ đời.

    Hôm nay tình cờ nghe bản nhạc if you go away (người yêu sẽ ra đi) ngọc lan hát tuyệt vời..chẳng kém gì neil diamond.

    Comment by Obsessions — 8/11/2004 @ 10:10 am
  40. comment
    À há, mấy ngày nay bởi vì thấy các cao thủ sến nhau quá độ nên thấy mình chưa đủ nội công nên đóng cửa lấy vacation đi đại hội thánh mẩu ở Missouri. Bây giờ đi ra giang hồ lại nên có cơ hội để lên võ đài đây. Ở trong kỳ đi đại hội này, tại hạ do vô tình có được một bí kíp của Sư Phụ Ngọc Lan bao gồm 3 cd. Củng nhắc lại, lần đầu tiên tại hạ được chiêm ngưởng sư phụ biểu diển quyền cước live là ở tại đại hội này hồi năm 19hồi đó, cho tới bây giờ nhớ lại vẩn còn nghe phản phất tiếng quyền chưởng đâu đây.

    Tại hạ thật là khâm phục Tu Mi Chân Nhân, bị tấn công bát phương tứ hướng mà vẩn chống trả kịch liệt. Các cô nương không biết có thù hằn gì với chân nhân từ kiếp trước hay không mà kỳ này ôi thôi các mỷ nhân cứ tung chưởng ì xèo, nào là chưởng của sư phụ, Phạm Duy, còn có chưởng của Tây Dương nửa chứ. Kỳ này chân nhân chắc chết không còn đường thóat nữa rồi. Đem theo nhiều giải độc hoàn mà bị chưởng công như thế thì ô hô ai tai mất rồi.

    Chân nhân có hỏi về các cô em phải không. Hồi đó củng có chơi chung với vài cô em Bắc Kỳ và có rút ra được vài bài học:
    1. Chử thịt phải đọc là thịtttt chứ không phải đọc là thịch
    2. Đừng chọc các cô em nổi giận chứ không thì các cô em biến thành các bà trong vòng tích tắc lẹ còn hơn sao xẹt nửa.
    3. Trong khi đi với em thì không được nhìn các người khác cho dù chỉ trong ý nghĩ, chứ không thì living in hell for the next whole month.
    4. Không được nhái các em chứ không thì đầu ăn guốc.

    Còn về vụ dồi bạn tơ tơ thì: tụi Lào củng làm bằng dồi heo thôi nhưng họ bỏ củ riềng và chút ớt thành ra ăn rất giống dồi bạn “cờ tây” Chân nhân hảy đi tìm thử đi, rất là ngon và bảo đảm ăn vô tu thành chánh quả rất nhanh, đặc biệt kèm chung với hennessy thì trường sanh bất lão

    Comment by ĐỘC CÔ CẦU THẮNG — 8/11/2004 @ 1:46 pm
  41. Anh hùng anh thư tiểu thơ đã nhóm họp coi ra đã đầy đủ, mà sao lòng tiện nữ vẫn thấy cô đơn oằn oại như kiếp nào. Chẳng qua là tiện nữ nhớ hoài đến sư phụ của mình, nên nụ cười bấy lâu đã trở thành héo hắt. Dù biết cho là cuộc đời tiện nữ đây đã trở nên khá một cách khác thường (đánh vô gỗ một chục cái để không bị xui) kể từ ngày tiện nữ lạc được vào chốn này và đọc hết các tài liệu về sư phụ, nhưng tiện nữ vẫn không thể nào quên được sư phụ, không nghe sư phụ hát vài ngày là khi mở máy ra phải nghe bù, cuộc đời về mặt tinh thần quả là buồn hiu và quạnh hiu.
    Nghe các tỷ hẹn với nhau ăn món Bún Bò Huế mà tiện nữ đây thấy “ghen” quá à. Tiện nữ nấu ăn không giỏi, chỉ nhờ lòng bác ái của các chị bạn (cũng tu gần núi nầy) khi nào cúng mặn (ủa quên cúng chay nhưng ăn được giò heo), thì hú lên mấy tiếng là tiện nữ đu giây “phót” qua liền. Chắc chư vị đang thắc mắc sao tiện nữ đu dây giống Tạc-Zăng quá vậy, phải không? Đó cũng là một trong những món mà vận công của tiện nữ nhờ theo đạo của sư phụ đã thu thập được.

    Giọng hát em êm như lụa là.
    Bàn tay dài, thon thon từng ngón
    ôm vai gầy đài các mộng mơ.
    Mái tóc bồng bềnh thả suối tơ.
    Hàng mi nhung đã khép: biệt ly!
    Sao tìm bắt được, em như mộng
    thoáng đến rồi đi, mất thật rồi!

    Comment by Minh Ha` — 8/11/2004 @ 6:33 pm
  42. (Đổi món) Bánh xèo

    Tôm gầy gò, phi cùng với thịt
    hành, muối, tỏi nhất không quên
    Đậu xanh kia nấu cho tan nhừ
    Giá hơi khác, luộc chỉ vừa chín
    Để qua bên, giờ làm nước mắm
    (fish sauce also doubles as perfume)
    Bột kia nhớ rắc nghệ vàng tươi
    Quậy cho đều, từng muổng từng muổng
    tráng cho phẳng, các món bỏ vào,
    các rau thơm để sẳn chưa em?
    Tự cuốn nhé, rau, thịt, giá, đậu
    Này nước mắm pha ăn đầy bụng
    cho em quên tô bún Huế xưa!

    Comment by Minh Ha — 8/11/2004 @ 6:49 pm
  43. Món Bánh Xèo của ty Minh Ha hấp dẫn quá. Tỷ này hay thật, vừa có tâm hồn ăn uống vừa có tâm hồn thi ca nửa. Ngoài “the main ingredients”, tỷ có biết bí quyết nào làm cho bánh giòn lâu không? Có người nói để tí beer, có người nói đừng để coconut milk….Mom của M&M đã thử qua, nhưng chẳng hiểu nghiệm tí nào, nhung neu eat lien rat ngon. Bay qua M&M di, ty se thuong thuc duoc luon hai mon. Những món tỷ muội đưa ra, tỷ huynh muội đều có thể tham gia hưởng ứng được. Con cái món gì của mấy huynh đưa ra, M&m sợ sợ làm sao đó.

    Angel tỷ tỷ, ngoài BBH mình làm nốt luôn Bánh xèo nha…chắc nổi mà tỷ hả? Ý mà tỷ nè, làm sao M&M nhận biết được tỷ đây?

    Comment by M&M — 8/12/2004 @ 3:22 pm
  44. M&M cảm ơn huynh TNS đã cho ý kiến về bài hát Mùa Thu Chết. M&M hoàn toàn đồng ý với huynh, thơ nhạc đều sến cả duy chỉ có giọng cô Ngọc Lan hỏng sến tí nào. Nếu huynh có hứng thú về bài phê bình lời dịch cho bài nhạc này, M&M có thể gởi huynh một copy.

    Wow, DocCo huynh đã xem qua cô Ngọc Lan “live”, hả? Huynh có thể nào hồi tưởng về 19tram hồi đó và elaborate in details được không? Khi xưa, M&M đinh ninh rằng mình sẽ có thời gian để đi xem cô trình diễn nên cứ postpone lần sau hoài mãi để rồi bây giờ…..tiếc nuối mãi hoài.

    Comment by M&M — 8/12/2004 @ 3:31 pm
  45. Chèn déc oi, Minh Hà cô nuong oi, tôi xin sua lai duoc không câu #1 thành:
    “tôm mâp phì,” … mói duoc chu, tôm gây gò thì … buôn na(m phút…

    Comment by ngoc — 8/12/2004 @ 6:25 pm
  46. M&M ơi,

    Thì đâu có gì khó … mình cứ hẹn gặp nhau ở một điểm nào đó rồi tỉ sẽ mua nguyên một bịch kẹo M&M thật to cầm trên tay để làm ám hiệu….vậy là được rồi 🙂 Có gì e-mail nhé.

    Minh Hà tỉ tỉ,

    Tỉ làm thơ mà muội đọc sao nghe đói bụng quá 🙂 Tỉ ngầu quá à. Hay là xuất bản nguyên tập thơ nấu ăn đi để muội mua về vừa thơ thẩn vừa nấu nướng dễ tiếp thu hơn là đọc sách nấu ăn bình thường. Mấy cuốn sách đó muội đọc chả hiểu phải cần mua những gì nữa huống hồ gì là bắt tay vào nấu.

    Comment by AngelNgocLan — 8/12/2004 @ 10:58 pm
  47. Ngọc tỷ tỷ,

    “tôm mập phì”…cholesterol…cholesterol…đó tỷ ơi à 🙂

    Comment by M&M — 8/13/2004 @ 3:04 am
  48. Ngọc tỉ ơi, cô của muội lại dặn tôm nhỏ nhỏ ăn bánh xèo mà ngon hơn, chắc cô nghĩ đến một loại tôm có tên gì đặc biệt mà muội không biết?
    M&M hiền muội, tỉ chỉ biết ăn nhiều hơn nấu nên cái mưu làm sao cho bánh xèo dòn, muội không có, khi nào học được tỉ sẽ ra công thư loan báo. Ồ bây giờ lại tính ăn bánh xèo nữa à, coi chừng Tu Mi Chân Nhân quở nữa bây giờ. Muội bái phục bái phục tài năng của tỉ Angel đó nha! Tiếp tục đi nha tỉ trong con đường nghệ thuật. Mấy tấm hình đẹp quá xá cỡ, muội mê nhứt là hình Ngọc Lan trong vỏ sò, trong nó sci-fi làm sao á!

    Comment by Minh Ha` — 8/13/2004 @ 9:58 am
  49. comment
    Các Huynh đài, chân nhân ơi! Hiện võ đài đã bị các tiên nữ chủ động vì họ đang ở thế mạnh, và họ bắt đầu dọn đồ ăn ra rồi. Nếu các vị không nhanh chóng ra tuyệt chiêu thì đám mày râu tụi mình chỉ có nước đứng ngó món “giả cầy” đi đức. Giời ơi, võ đài gì mà nước mắm tùm lum hết rồi. Không biết lúc sư phụ còn sống có hảo ăn như các cô nương không? bởi gì sư phụ nhìn thon thon, gầy gầy, sương sương, liểu liểu, thanh thanh. Trong khi các cô nương dứt gọn nồi bún bò rồi còn bầy bánh xèo ra nữa thì ăn như rồng như hổ chứ không phải như mèo rồi.

    Nhớ hồi năm 19trăm hồi đó, tại đại hội thánh mẫu, chương trình văn nghệ giới thiệu Ngọc Lan sẻ biểu diển bởi vì cô củng đi đại hội nầy. Sư phụ bước ra nhẹ nhàng, nụ cười “Mật ngọt chết ruồi, chết tôi luôn” Cô bận bộ đồ hộng, ao không tay, váy thì dài dài. Sao khi cười chào thì cô bắt đầu hát bản “Vì nàng đẹp như một bông hồng” (không nhớ kỷ lắm) và còn thêm một bài nữa “buổi sáng khi sương đêm vừa lắng đọng”. Sao đó khán giả năn nỉ quá (tôi thì đả chết đứng rồi) nên cô hát thêm một bài Đức Mẹ nữa. Trời ơi sao mà ở đâu ra một người còn hơn Tây Thi, Bao Tự hồi xưa nửa. Hồi trước đó, tôi nghe nhạc Ngọc Lan nhưng không đến nổi xi cuồng, nhưng từ lúc đó (chưởng xuyên tâm, sét đánh đầu) thì ôi thôi, ghiền còn hơn xì ke nửa. Một ngày mà không luyện bí kiếp 3 đợt thì ôi thôi, mình mảy ngứa ngáy khó chịu, bửa nào không thấy mặt thì cứ như tôi ngủ thấy nightmare. Cuộc sống của tôi bây giờ thật là khủng khiếp.

    Comment by ĐỘC CÔ CẦU THẮNG — 8/13/2004 @ 4:57 pm
  50. Cảm ơn DocCo huynh đã đi ngược dòng thời gian hồi tưởng về live show của cô Ngọc Lan. Huynh có biết, M&M đã đọc đi đọc lại cảm xúc của huynh và có cảm giác mình đang đứng xem cùng huynh vậy. Huynh thật may mắn được chiêm ngưỡng và nghe cô hát ngoài đời thật…một cơ duyên M&M đã đánh mất tự 19tram hồi đó. M&M rất envy với kỷ niệm đẹp của huynh. Trở về các món ăn ngon của tỷ muội chúng em, ngoài bánh xèo và BBH, M&M có thể thêm milkshake and smoothies mà hỏng sợ bị gain weight…hihihi.

    Comment by M&M — 8/14/2004 @ 4:24 am
  51. Tỷ Minh Ha ơi,

    M&M có một chuyện nhỏ muốn hội ý riêng củng tỷ, M&M có thể email cho tỷ được không?

    Comment by M&M — 8/14/2004 @ 4:29 am
  52. M&M hiền muội, email của tỷ là: [email protected]. Rất mong ðợi! Nhýng ðừng ðể tỷ ðợi dài cổ nhý Tu Mi Chân Nhân nhá!
    Nói giỡn chõi (làm tiên nữ lâu lâu cũng phải ðýợc giỡn chõi chút chớ, phải không hiền muội và phải không Chân Nhân?)

    Comment by Minh Ha` — 8/14/2004 @ 11:45 am
  53. M&M cô nương
    Gởi cho tôi bài phê bình bài “Mùa Thu Chết” đi.
    Cám ơn M&M

    Comment by TNS — 8/16/2004 @ 12:55 am
  54. comment
    Trong khi rảnh rổi, tôi đả đọc lại các ca khúc kỷ niệm hồi trước, thật là nhộn nhịp và các cao thủ thì ôi thôi tưng bừng khói lửa. Trở lại kỳ nầy thì hình như thiếu vắn một vài đại cao thủ như obsession, Ngọc, và vài cao thủ khác. Họ đâu rồi?

    Nghĩ đi nghĩ lại, nhiều khi tôi thấy thật là tiếc bởi vì sư phụ không biểu diển một vài võ công khác, tiếc ngẩn tiếc ngơ. Tôi ước ao sao sư phụ có thể biểu diển “Phôi Pha”, “Quê hương là chùm khế ngọt”, và rất nhiều bài khác nữa, nhưng mà còn đâu nữa, quá trể rồi. Đau đớn thay, ngậm ngùi thay. Trời đả lấy cô lại từ trong tay chúng ta, để cả một thế hệ tiếc nuối. Nhưng mà trong tôi vẩn còn hình bóng của nàng, một mệnh phụ trong bộ đồ đen, nón trắng, ngồi tại bàn cafe “Hởi dấu yêu, hởi dấu yêu sao bây giờ …” Một hình ảnh của một nàng chăn cừu trong bộ quần áo tơi tả nhưng không thiếu sự hồn nhiên thơ dả. Một hình bóng của một cô nương bận sường sám cứ nài nỉ cho thời gian ngừng trôi, một nàng ca sỉ trong bộ áo trắng đứng than vãn “buồn”.

    Buổi sáng tinh sương
    em ra vườn vắng
    ngắt một cành hoa
    trang điễm trong nhà
    tình em trọn vẹn
    như nụ hồng kia
    trong mùa xuân dả
    trong sương trong đời
    em cất tiếng hát
    cất cao trơi xanh
    muôn chim ngừng hót
    ngơ ngẩn ngẩn ngơ

    Em còn đâu nữa
    ra đi biệt xa
    hình ảnh thiết tha
    vẩn đọng trong nhà
    muôn chim còn đó
    nhưng em còn đâu
    sương lam còn đó
    em đả đi đâu
    cánh hồng ai ngắt
    hoa vườn ai chăm
    hồn anh lạc mất
    củng như bao người
    hẹn em kiếp khác
    để anh được nghe
    tiếng em nhè nhẹ
    như suối sau nhà
    hởi dấu yêu
    hởi dấu yêu
    hởi dấu yêu

    Comment by ĐỘC CÔ CẦU THẮNG — 8/16/2004 @ 5:26 pm
  55. Độc Cô Cầu Thắng tiên sinh, những vị đó giờ đã như chim trời ra đi bốn bễ, biết cách nào mà tìm ra nữa? Hay là họ hơi “ngán” những đường chưởng quá ư xúc tích của tiên sinh chăng? Nói quá lời đây họ lại xuất hiện thì tiện nữ lại chạy không kịp…
    Đang nói tới sến thì có admin tiên sư đem ra chưởng Thanh Lâm, ôi thật là đánh chưởng nào thấm chưởng đó… Tiện nữ cho là nhạc đệm và cách trình bày nhạc rất ư quan trong, nên sao sư phụ không triệt để chú ý sao được, nhạc của Thanh Lâm làm nền cho giọng ca quí phái của sư phụ là nhất rồi, nhạc đi với giọng ca, với cách trình bày, thật là compatible, thật là hợp gu với nhau, nên sư phụ đã có được những quà tặng cho trần thế trước khi người về cõi thánh…
    Tiện nữ chắn chắn là sư phụ tìm người arrange nhạc cho nó không “sến” (rất quan trọng cho người hát nhạc “sang”).

    Comment by Minh Ha` — 8/16/2004 @ 8:57 pm
  56. Các sư tỉ muội đâu rồi?

    Mau mau ra đây phụ Angel ngắt nhéo Độc Cô Cầu Thắng mới được … dám bêu xấu phái kẹp tóc của tụi mình là “thực như rồng như hổ”… cả gan thật!

    Nhưng mà nghĩ lại thì Độc Cô công tử diễn tả sư phụ “thon thon, gầy gầy, sương sương, liểu liểu, thanh thanh” nghe dễ thương thật. Hồi nào giờ trong lòng Angel sư phụ lúc nào cũng là #1, người đẹp, tài giỏi, lại hiền lành và khiêm nhường thì thật hiếm có trên đời.

    Mấy hôm nay làm artwork được dịp Angel nhìn ngắm sư phụ thật kỹ. Vừ ngắm người đẹp trong tranh lại được nghe người đẹp hát thì quả thật không có gì hạnh phúc và sung sướng cho bằng. Sư phụ có nét đẹp thật thanh tú, sang trọng, quý phái làm cho Angel là phái nữ đây mà còn hâm mộ gần chết huống chi là các công tử danh nhân nơi nàỵ Angel thầm cảm ơn Thượng Đế đã mang đến trần gian này một thiên thần, một mỹ nhân ngư, một nàng tiên cát…với giọng hát thánh thót làm phong phú cuộc đời của chúng ta dù chỉ trong một giai đoạn ngắn ngủi. Angel không đành lòng nhìn thấy cô ra đi về bên kia thế giới nhưng nghĩ lại thì thấy cô được gọi về Thiên Đàng sớm đó là phần phúc mà cô đáng được hưởng. Bây giờ nơi ấy cô đang mỉm cười…một nụ cười đầy hạnh phúc.

    Comment by AngelNgocLan — 8/17/2004 @ 11:28 pm
  57. Minh Hà tỉ tỉ,

    Cảm ơn tỉ đã khích lệ muội. Thật ra thì hầu hết các tấm hình muội làm đều được Ngọc tỉ tỉ, Lão Bá TNS, và huynh Admin Donny tận tình góp ý kiến và hướng dẫn cho muội đó. Muội cũng vừa hoàn tất tấm Ngọc Lan — the Mermaid, mời tỉ ghé qua Artwork ngắm Mỹ Nhân Ngư của muội.

    Comment by AngelNgocLan — 8/18/2004 @ 12:30 am
  58. Angel tỉ tỉ thân mến, khâm phục khâm phục tài của tỉ. Đó các tiên sinh thấy không, phía nữ tài năng như thế đấy (Angel tỉ giỏi cho muội ké theo để thơm lây). Các tiên sinh có món gì chống đỡ không? Chưởng sến nay đã tới đâu rồi nhi?

    Mùa hè nắng hạn mưa không đến
    tựa anh chờ mòn mỏi khát khao
    một bóng hình nho nhỏ thanh tao
    Nắng gắt, tình khan, ôi mỏi mòn!

    Comment by Minh Ha — 8/19/2004 @ 1:11 am
  59. Tôi đây một ngày thêm già đi (nay gọi là lão bà được rồi nhé), nên bước đi chân còn run lẩy bẩy, làm gì còn tính tới chuyện biểu diễn các nước chưởng như chư vị quân hùng? Chưởng sến đến đâu rồi hả? Theo tôi được biết chưởng nào nói về SỀN cũng đúng bóc thôi (tràng vỗ tay cho các vị tham gia!). Thân già này đã nói lên lời hồ đồ là nhạc Đức Huy “có khuynh hướng sến”, này xin rút lời, cũng vì đã đọc hết cái text của bài “Lại Gần Hôn Em” nên thấy bài ấy thật cũng thơm mùi sến, nếu gặp phải giọng ca sến thì sẽ rơi xuống vực sâu sến vậy. Có thể nào nói nhạc sến tương đương với nhạc “country” của xứ cờ hoa này không nhỉ? Nhạc country theo tôi biết nó hàm chứa nguyên cả một câu truyện trong đó, ngoài ra, nhạc đệm theo cũng là một vài instruments rất ư là country, guitar, mandolin. Tôi nhớ lâu lắm rồi nghe bài The Night the Lights Went Out in Georgia, ôi chao thấy thiệt đầy đủ chi tiết, lâm ly bị đát, đó là các biệt điểm của country music. Nhạc sến của ta thì sao?

    Comment by ngoc — 8/19/2004 @ 12:23 pm
  60. À há! Mới đi vắng mấy ngày mà vũ trường bắt loạn. Ăn uống nước mắm nước muối tung tóe đã không dọn thì chớ lại còn lý sự kiểu “nhất cử lưỡng tiện” dùng nước mắm làm nước hoa. Không nỡ quở mà cũng phải tsk…tsk mấy tiếng!

    Còn chưởng sến gì nữa? Hết rồi chứ còn đâu mà chờ thêm. Nhưng mà “country music” thì lại là chuyện mới. Đấy chính là sến Cờ Hoa vậy tuy có hơi khang khác chút đỉnh. Còn lời của “Lại Gần Hôn Em” và “Anh Thì Không” (hay “Em thì Có”) gì đó thì nhất định là sến đặc rồi vì lời “trực tiếp” quá xá mà!

    Thôi nhé, thong thả rồi bần đạo sẽ nghiên cứu xem cần phải đáp ứng gì hay không chứ giờ hãy còn phờ người chẳng làm ăn được gì xất cả!

    Comment by Tu Mi Chân Nhân — 8/19/2004 @ 7:02 pm
  61. Nói đến đề tài sến thì Angel xin nhường lại cho Tu Mi Chân Nhân. Bây giờ Angel muốn bàn luận chuyện bên lề một chút về cách phát âm của sư phụ Ngọc Lan. Đã có rất nhiều người khen Ngọc Lan phát âm rất chuẩn và trong bài viết mới nhất của một nhân vật “Vô Danh” cũng có đề cập đến ưu điểm này của cô. Không những thế mà theo Angel thấy cô còn nhanh trí đổi cách phát âm thường ngày của cô trong lúc cần thiết. Ví dụ như trong bài “Khúc Thụy Du” có một câu “Đừng bao giờ anh hỏi vì sao ta yêu nhau, vì sao môi em nóng, vì sao tay em lạnh, vì sao thân anh run…” Cái chữ “run” nếu mà theo cách phát âm giọng Bắc hàng ngày của cô thì sẽ phát âm là “zun” hay là “giun” (dịch ra tiếng Mỹ là “earthworm”) mà nếu nghe nguyên một câu “vì sao thân anh zun/giun” thì nghe kỳ quá … thân anh mà là con giun hay con dế thì khổ đời. Cho nên sư phụ đã đổi cách phát âm là “rung” (tuy đã sai chính tả nhưng mà nghe đỡ hơn là “run”). Angel nghĩ rằng cô đã cố tình sửa đổi như thế. Sư phụ rất là lanh trí … khôn ngoan lắm.

    Comment by AngelNgocLan — 8/21/2004 @ 2:23 am
  62. Angel hỡi (Bây giờ mới phát giác ra cô nương tự đặt tên khôn quá. Mỗi lần gọi là phải angel với honey lia lịa :-), theo lời nhạc ghi trong nhạc khố của bần đạo thì chữ đó là “thân anh rung” thật chứ không phải “run”. Tuy nhiên, bần đạo không có nguyên tác bài thơ nên không biết thơ viết là “rung” hay “run”. Chắc tác giả muốn nói là “rung động” hay “rung rinh” gì đó, chứ “run rẩy” thì nghe mất thớ “vai u thịt bắp” nam nhi sao!

    Vả lại, dù là “run” thật đi nữa thì chỉ khi viết thành “zun” nhìn mới kỳ chứ còn nghe nàng “lỏn lẻn” mà phát âm ra “zun” thì càng “phê” hơn chứ không sao đâu! Bần đạo chắc chắn là chẳng ai nghe thành “giun” đâu.

    Hơn nữa, lỗ tai bần đạo cũng không nghe ra Ngọc Lan phát âm giọng Bắc hoàn toàn, mà thoang thoảng có đôi ba phần “giá sống” trong đó. Để các cô phải bận rộn mà “check” lại và “cãi cọ” thì bần đạo đan cử hai thí dụ là chữ “hứa” (trong bài “Chân Trời Tím”) và “rượu” (bần đạo chẳng nhớ bài gì). Ngọc Lan phát âm chữ “hứa” sặc mùi “giá sống” còn chữ “rượu” thì nửa âm đầu là Bắc (“z”) còn nửa âm sau thì lạc vào Nam rồi.

    Comment by Tu Mi Chân Nhân — 8/21/2004 @ 11:03 pm
  63. Theo tiện nữ biết, Ngọc Lan là “rau muống” thứ thiệt ðó nhe!

    Comment by Minh Ha — 8/22/2004 @ 12:00 am
  64. Tu Mi Chân Nhân hỡi ơi,

    Tên của Angel là AngelNgocLan nhưng vì các bạng gọi mỏi miệng quá cho nên riết rồi gọi tắt là Angel đấy mà. Vả lại tên AngelNgocLan là ám chỉ sư phụ Ngọc Lan là an angel chứ nào phải nói về muội đâu Chân Nhân hỡi 🙂

    À, Angel đã nghiên cứu sơ sơ mới dám nói đấy nhé … Chân Nhân có nghe bài Khúc Thụy Du do Vũ Khanh hát chưa? Vũ Khanh phát âm chữ đó là “run” (zun/giun) rõ ràng không chạy đâu cho thoát. Vả lại Angel nghĩ tác giả của bài hát cũng muốn nói là “thân anh run” đây là “run rẩy” (tremble) thật đấy chứ không phải rung động đâu. Vì khi nào nói đến “tim” hay “tâm hồn”…nói chung là về “cảm giác” mới dùng chữ “rung” (rung động) thôi. Còn cái này người ta đã bảo là “đừng bao giờ em hỏi vì sao ta yêu nhau, vì sao môi anh nóng, vì sao tay em lạnh, vì sao thân anh run, vì sao chân không vững, vì sao và vì sao …” mà 🙂

    Comment by AngelNgocLan — 8/22/2004 @ 5:55 pm
  65. Đó … Tu Mi Chân Nhân bắt bẻ làm Angel viết sai chính tả luôn … Angel nói là các “bạn” chứ không phải là “bạng” 🙂 lo cãi lộn nên viết hơi nhanh…sorrỵ

    Comment by AngelNgocLan — 8/22/2004 @ 5:58 pm
  66. comment
    Cho dù mắm ruốc hay mắm tôm, dưa leo hay cà pháo, giá sống hay rau muống, xào lăn hay rựa mận, rau dền hay rau đay, cháo lòng hay canh bún, bánh xèo hay bánh cuốn, bánh tét hay bánh chưng, bánh tráng hay banh đa, xôi giò hay xôi cúc, bánh tằm hay bánh tổ, bê thui hay bò tái, thì khi phát âm sư phụ củng phải phát âm theo kiểu âm nhạc nghệ thuầt thôi. Thí dụ như ca sỉ từ Bùi Chu Phát Diệm mà hát củng như nói vậy thì ai mà hiểu nổi, củng như ca sỉ miền nam mà hát rặc giọng thì nghe củng trơ lắm. Nói thật tôi có bao giờ để ý đến kiểu phát âm của sư phụ đâu, mổi lần nghe nhạc là phê còn hơn chích nửa thì còn giờ đâu mà để nghe sư phụ phát âm ra sao.

    Hê Hê, các cô coi các món ở trên có ngon không? Kỳ này mấy cô đòi ăn thì cho mấy cô nương trúng thực luôn khỏi còn dám nói tới ăn uống nửa. Không trúng thực thì bụng củng phình lên ít nhất ba ngày.

    Comment by ĐỘC CÔ CẦU THẮNG — 8/23/2004 @ 4:29 pm
  67. Mắm ruốc không ăn, mắm tôm chẳng thèm,
    dưa leo cà pháo, đi ra chỗ khác!
    bánh tằm bánh tổ, nghe sao không… lọt
    thà cho em ăn chay trường, quanh năm
    thỉnh thoảng “làm” tô bò Huế, với giò heo.
    Tu mới đặng kiếp đời buốn thênh thang.

    Comment by Minh Ha` — 8/24/2004 @ 1:58 am
  68. Cha chả cô nuong Minh Hà ăn kén thiệt hén. Hay cô nương là người trung thành với một món một thôi (như nghe một ca sĩ … nào đó thôi, không thích ai khác nữa cả?). Làm tôi đây nhớ lúc cậu công tử nhà tôi còn nhỏ bằng ngón tay út, cậu ta qua nhiều giai đoạn trong vấn để ăn uống: có một khoảng thời gian, công tử chỉ thích ăn bún thôi, sáng, trưa, chiều, tối gì cũng bún. Khoảng thời gian sau công từ đổi món: chuối, và cũng sáng trưa chiều, dòi một món đó, tsk… tsk… các cô nương công tử đời bây giờ thật khó chiều quá. Tsk! Tsk!
    Thôi Độc Cô Cấu Thắng làm ơn cắt bớt món ăn đi mà, tôi năn nỉ thiệt đó mà, chất carb coi bộ hơi cao, làm tôi thèm nhưng cảm thấy khổ quá đi thôi.

    Comment by ngoc — 8/24/2004 @ 3:11 pm
  69. Độc Cô đại nhân có thấy nấu nướng gì đâu? Đưa cái thực đơn dài cả thước chỉ mỏi mắt đọc chớ làm sao mà no phình bụng tới 3 ngày?
    Mà có cái này thấy nghi ngờ lắm: Độc Cô đại nhân gọi Ngọc Lan một tiếng cũng “sư phụ” hai tiếng cũng “sư phụ” sao lại quay sang “cõng rắn cắn gà nhà” về phe với “thiên hạ” muốn cho phái Ngọc Lan bị trúng thực? Kỳ hông???

    Comment by Thao — 8/25/2004 @ 1:19 am
  70. Có phải kỳ dạ vũ này chưởng có phần hơi yếu, sao 69 màn thì lại ngưng vậy? Duyên phải hạ xuống chưởng thứ 70 vậy! Hai các vị đang ăn nhậu quá ngon nên quên múa những đường ngoạn mục trước kia đã biểu diễn qua? Không được không được! Ăn ngon cách mấy thì cũng chớ quên màn sắp tới chứ! Xin điện đơn lên yêu cầu tiếp tục, trong khi Duyên tiện nữ phải đi tìm các món ăn dư của quí anh thư để lại!

    Comment by Duyen — 8/26/2004 @ 3:59 pm
  71. ừ nhỉ, Duyên cô nương nói đúng đấy. Thôi chắc mình phải tạm ngưng phần ăn uống để trở về mục đích chính của Ca Khúc Kỷ Niệm là bàn luận về “Ca Khúc” (chứ không phải Món Ăn nhé). Xin chư vị tiếp tục tung chưởng, bài quyền, phi tiêu … ra cho bá quan văn võ lé mắt chơi.

    Tu Mi Chân Nhân đang ở chốn nao? Còn Thảo sư tỉ thì lâu lâu xẹt ngang một cái làm muội chưa kịp chào hỏi tiếng nào tỉ đã vội dzọt rồi. Còn Minh Hà tỉ tỉ ới ời … mau mau đem thi từ ca phú ra đây biểu diễn tiếp tục. Còn M&M kẹo kẹo lặn đâu luôn rồi bớ muội….

    Comment by AngelNgocLan — 8/26/2004 @ 8:49 pm
  72. Duyên tỷ tỷ ngỏ lời thắm thiết,
    Người đẹp tuyệt trần, ai nỡ để ăn dư
    Chỗ danh dự dành riêng cho tỷ
    Bún bò Huế ngát hương (cay đến phải ho)
    Tỷ theo gương muội, làm mấy tô
    lại sức, ta mới hòng chưởng đánh ngon tay,
    chuyến này mới rõ sến hay sang.
    Nam phái:
    đề phòng, lời cảnh cáo còn sờ sờ đây!

    Comment by Minh Ha — 8/27/2004 @ 12:03 am
  73. Mèn đéc ơi Angel tỉ, không thây muội làm thơ gì cũng quá ẹ sao, đã bảo bè bạn thiếu điều cấm không cho phép muội làm thơ mà! Hay Tỉ đã hiểu là muội chỉ làm múa ruồi (không phải múa rìu, mà múa ruồi) để chọc cho mọi người chạy ra tán loạn, náo động cả lên, tay chân quay vòng vòng (vì phải lo đánh ruồi) thành những đường chưởng ngoạn mục?
    Tình nói đêm nay thứ sáu cô đơn, té ra là thứ năm, cũng… cô đơn luôn. Vặn nhạc sư phụ lên nghe, CD mà chú Thanh Lâm thích nhứt, Tình Gần. Ai đó đã nói giọng mịn như tơ, nhưng thật ra có một chút khàn trong đó, thật khó mà diễn tả, chỉ biết là cô ca hay tuyệtt vời từng chữ từng câu cô đã như nói lên tâm sự của mình và của thính giả, trong đêm tối, nghe như mình đã nhập một với người mang giọng hát mê ly ấy, cùng một tâm trạng, cô buồn mình buồn, mà cô vui thì mình cũng vui theo. Mả đúng tiếng đàn phụ âm quá hay, rất hạp với giọng hát, với giọng ca.
    Ngọc Lan! Sao cô nỡ! Sao cô nỡ!

    Comment by Minh Ha — 8/27/2004 @ 12:15 am
  74. Angel tiểu muội ơi,

    Ngu tỉ cũng giống như cái ông trong bài “Khúc Thụy Du” quýnh quáng tự hỏi:“Vì sao thân tui vừa run vừa rung, vì sao chân không vững, vì sao và vì sao…hở trời?” Với hoàn cảnh và tuổi tác hiện tại, còn xẹt ngang được là may phước cho thân này lắm rồi.
    Đây, đây! Ngu tỉ chân tay run rẩy, lập cập vẫn chưa đi được tới đâu, còn đứng lơ ngơ bên góc võ đài đây! muội muội có điều gì cần tâm sự nhắn nhủ ? Riêng ngu tỉ rất mừng khi thấy Angel tiểu muội công thành danh toại, văn hay chữ tốt. Sư phụ hẳn là hài lòng khi có một đồ đệ đáng yêu như tiểu muội.

    Comment by Thao — 8/27/2004 @ 12:19 am
  75. Minh Hà muội nương,

    Vừa nhờ chim nhạn đưa tin đến Angel cô nương thì nghe tiếng đàn tì bà réo rắt, mới hay là muội muội đang thả hồn theo lời thơ ý nhạc. Muội muội sao lúc nào cũng than cô đơn hết vậy? Chắc là muội khó tánh quá đó thôi. Chứ ngu tỉ thấy mỗi lần Minh Hà muội xuất hiện là quần hùng xôn xao, quên hết chuyện đánh đấm. Muội muội sáng tác thơ, các võ sĩ cũng bỏ nghề quay sang làm thi sĩ. Muội bày thức ăn đồ uống , quần hùng vội vã nhảy vào bếp làm món giả cầy giả dối. Không có cô đơn quạnh hiu đâu Minh Hà ơi!

    Comment by Thao — 8/27/2004 @ 1:28 am
  76. Thảo tỷ mến, nhận được lòi của tỷ muội mới cảm thấy ấm lòng một chút. Muội làm thơ hoài đọc rất là chán, bây giờ đề nghị hai tỷ Angel và Thảo xuống vài chưởng thi văn đi nhé! Phe nữ thế nào cũng phải thắng cuộc.
    Ngọc tỷ, công tử nhà chị sao “cute” quá vậy? Khi nào tỷ không biết cho ăn gì thì nấu bún bò Huế, bảo đảm ăn xong công tử sẽ muốn ăn sáng trưa chiều tối luôn!
    M&M muội đâu đâu rồi, Tỷ đang chờ chờ đợi..

    Comment by Minh Ha — 8/27/2004 @ 2:30 pm
  77. Ôi chao! Một dọc toàn Mỹ nữ, chẳng thấy Mỹ nam đâu cả! Còn cái người âm thầm theo dõi rồi thỉnh thoảng “xúi dục” kia, lỗ tai bần đạo hãy còn ê ẩm đấy! Chớ có xúi thêm! Mà này, chuyện nội bộ môn phái “mấy người” có thắc mắc kỳ hay không kỳ gì thì nói nhỏ với nhau thôi chứ làm gì mà la toáng giữa vũ trường vậy. Hơn nữa, có muốn thanh toán gì nhau thì cứ âm thầm mà thanh toán chứ vì cớ gì mà lại thêm cái “móc ngoặc” vào chữ thiên hạ? Thiên hạ là thiên hạ chứ tại sao phải bỏ vào trong ngoặc? Lại còn kêu ca “giả cầy giả dối” nữa. Không chén thì để đó cho ông chưởng quản chứ làm gì phải tri hô lên! Sao thân vừa run vừa rung mà ngôn từ dỗ người vẫn sặc mùi kiếm hiệp vậy hở…hở? Thuở bé ắt cũng chui vào chăn vờ ngủ để rọi đèn pin luyện chưởng chắc?

    Đề nghị sau cùng của Hà nương nhe có lý lắm nhưng không phải vì thế mà lại ngưng làm thơ đấy nhá, nếu kẹt ý thì chêm thơ ăn thơ uống cũng được. Cái câu “nắng gắt, tình khan…” nghe “ngầu” lắm nhưng mà bây giờ nắng đã bớt gắt, trời sắp sang thu rồi thì tình hẳn sẽ chan hòa. Nhớ làm tiếp vài bài mùa thu cho thật ướt át nhá! Tu vậy là ngon lành lắm rồi, duy chỉ có mỗi cái lạ là sao cứ chén mãi bún bò Huế vậy? Không ngấy à?

    Comment by Tu Mi Chân Nhân — 8/27/2004 @ 7:04 pm
  78. Correction! Xin đọc chữ “nhe” ở trên thành “nghe” 🙂

    Comment by Tu Mi Chân Nhân — 8/27/2004 @ 7:12 pm
  79. Nghe lời kêu gọi của Duyên cô nương, tại hạ xin ra mắt. Chưởng này thô bỉ thê lương thảm nảo, thú thật là toàn chưởng vay mượn, nhưng cũng làm “ruồi bu” (cám ơn Minh Hà nương nương) cho quấy động chiến trường. Mùa Olympics sắp tàn , các vị thần Hy-lạp (Achilles có xuất hiện không, chị Ngọc?) đã trở lại núi, nhưng trên quốc gia Ngọc Lan này, coi mòi quí anh hùng vẫn còn rất hăng, đánh không cần gold hay silver hay bronze medal, chỉ cần phần thưởng là các món ăn… vẻ. Độc Cơ đại nhân theo phía “thiên hạ” thì tại hạ đây xin cô võ các “liễu yếu nhân” (nói chơi đừng lấy chổi lông gà rượt tại hạ nhé! Ráng lên! cuộc chiến đã sắp đến hồi phân giải, mà phần thắng chắc chắng đang nắm trong tay. Duyên tiểu thư có còn món nào cho tại hạ “làm” với!

    Comment by Nhat Nhi — 8/27/2004 @ 7:12 pm
  80. Dạ thưa ông Bắc Kỳ,

    Giữa hai mỹ danh : “Tu Mi đại nhân” và “ông xã xệ Tu Mi” xin hỏi ông thích được gọi bằng cái tên nào hơn mà lại mắng nhiếc người ta sặc mùi kiếm hiệp aka “sến”? Thế nơi đây không phải là võ trường của dân kiếm hiệp Kim Dung sao? Lão bá TNS dễ dãi, để quần hùng tự do muốn dùng chưởng Tàu, võ quyền Anh hay Pháp thuật gì tùy ý, lại còn muốn ăn món gì thì cứ tự tiện, thiết tưởng là đã phá lệ lắm rồi. Xem ra không phải chỉ có mấy cô Bắc Kỳ nho nhỏ mới hay bắt bẻ…a! hahaha!! ô! hôhôhô.!!…
    Ấy ấy! Đại nhân đang hờn giận gì ai mà chém thớt dữ thế! Từ từ nghe tiện nữ phân giải, đại nhân ơi! Số là thế này: Độc Cô đại nhân một mặt dùng “khổ nhục kế” ngày đêm than khóc sư phụ, nhưng mặt khác lại mang cao lương mỹ vị ra chiêu dụ nữ nhân phái Ngọc Lan cho trúng độc. Khiến tiện nữ không nén được nỗi ưu tư, chứ làm gì có chuyện nội bộ riêng tư ở đây mà thầm thì với nhau? Còn “thiên hạ” là “thiên hạ”, chữ nghĩa vô tình thôi. Cớ làm sao, vì lý gì mà lòng đại nhân lại xốn xang, giật nẩy?

    Trong khi chờ đại nhân bình tâm nghĩ lại, tiện nữ có vài điều muốn nói riêng với đại nhân. Cái chuyện chui trong chăn luyện chưởng thường là của bọn con trai. Nữ nhi chúng tôi chữ nghĩa là bao mà tu với luyện? Chỉ là do nghe mấy ông “ca cải lương” miết bên tai mà thuộc cái ngôn ngữ Kim Dung này đó thôi.
    Còn “chiện” này nữa đại nhân: nói xong là thôi, không rút lại, cũng không có “correction”. Thời xưa một lời nói, bốn con ngựa loại black stallions chạy theo còn không kịp nữa huống là thời nay, đạp ga một cái là chỉ kịp nhìn thấy một làn khói mỏng, còn người và xe đã xa bay 🙂 “Có làm có chịu” đại nhân à! Sai đúng gì cũng đã xong rồi. Hết năn nỉ ông chưởng quản xóa dùm đến chuyện tự biên tự sửa, còn gì là nam nhi chi chí ?

    Comment by Thao — 8/28/2004 @ 3:31 am
  81. Trước khi lui về nghỉ ngơi với hai ngày cuối tuần, tiện nữ xin nghinh đón Nhat Nhi Đa Tình công tử bằng chưởng “welcome, welcome” Hoan hô công tử đã chịu dời gót đến chốn xôn xao bụi bám này. Nhớ năm xưa công tử đã hạ bút để lại cho nhân gian một áng văn tuyệt tác. Tài năng của công tử đã được ghi lại trên bia đá bằng tiếng Ăng Lê. Người biết đọc thì lác mắt phục tài, kẻ không hiểu cũng lác mắt vì…ráng đọc cho hiểu. Chẳng hay công tử có tính chuyện phiên dịch ra tiếng An Nam ta cho bàn dân thiên hạ người người cùng thưởng thức không?

    Comment by Thao — 8/28/2004 @ 4:08 am
  82. Thảo tỷ tỷ, tỷ nghỉ ngơi hai ngày có thấy khỏe không? Các tỷ, muội cuối hè rồi có bận hơn xưa, hay rảnh rỗi hơn xưa, hay cũng như cũ, không khác chút nào? Muội thì ngày đi làm hàng ngày, nghỉ hè cũng không lấy, vì… có một mình nên chẳng thiết đi đâu, để dành giờ vacation để mai sau có.. thì xài. Lâu quá không đi đâu chơi, nên muội ngồi không hay nghĩ tầm phào, muội nghĩ phải chi các tỷ muội mình có dịp họp mặt nhau thiệt thì thích biết mấy nhỉ? Như dịp M&M hiền muội, hụt diện kiến Angel tỷ tỷ cũng… buồn thật. Ước gì các tỷ muội mình làm một cuộc meeting lớn nhỉ, chắc vui lắm, mình sẽ tha hồ nói về người mình thương (cô Ngọc Lan và… bất cứ ai khác), được chứ sao lại không? Có nhiều người xúm nhau làm nên một cái gì, mà hoàn toàn không biết mặt nhau, rồi họ xếp đặt một chuyến gặp nhau, và sau đó họ cứ gặp nhau mỗi năm như vậy, có lý không các tỷ, muội?
    Chị Ngọc có cho phép muội nói ra nên muội xin tiết lộ là Ngọc đại tỷ có căn nhà ôi du dương ôi tình tứ, sau nhà nhìn ra “Hood Sơn”, bên hông thì nhìn thấy núi lửa St. Helens Sơn. Độc đáo! Muội ước mơ một ngày nào đó sẽ ga95p được các tỷ muội tại nơi hùng vỉ đó! Tối nay hi vọng sẽ ngủ ngon với sự mong đọi đó!

    Comment by Minh Ha — 8/29/2004 @ 11:48 pm
  83. Thế anh có biết, thu vừa ðến
    lất phất cõn mýa tiếc nắng hè

    Comment by Minh Ha — 8/30/2004 @ 12:12 am
  84. Hoan nghinh hoan nghinh! Nhưng Minh Hà hiền muội quảng cáo quá, rồi lỡ sự thật không đúng như vậy, hoặc không hẳn đúng như vậy, thì sẽ thất vọng bao nhiêu!

    Comment by ngoc — 8/30/2004 @ 10:00 am
  85. comment
    Các tỷ tỷ ơi, đả mời các tỷ ăn bởi vì mến phục tài “Sư Phụ của các tỷ”, gọi tắt là sư phụ, vậy mà các cô nương còn la làng là trúng độc, trúng tà tùm lum tùm la, thật là làm lành gặp ác, đả vậy còn đem món “Giả cầy” của phái mày râu chúng tôi vứt cho chó ăn nửa. Khổ thế thôi, cứ như bang chủ cái bang TNS xách bị đi giang hồ thỏai mái, không có phiền phức gì tới phái nữ rắc rối. Nói vậy thôi chứ ai làm gì được các cô nương. Các cô nương học theo sư phụ của các cô, cứ có chuyện gì thì dùng gương mặt như su phụ trong tuyệt chiêu “Trái tim Ngục Tù”, đau khổ, ngây thơ, không còn chút sức lực nào cả thì đám mày râu tụi tui chỉ có nước tự ký đầu mình thôi chứ không giám bắt lổi các cô nương đâu. Còn như Tu Mi Chân Nhân bị hành tội bởi gì sửa chính tả thì tôi khuyên chân nhân hảy im lặng mà sám hối chứ đừng đụng tới phái Ngọc Lan, họ nổi tiếng là No Mercy. Không hiểu sao mà Sư phụ thì dùng nhu thắng cương mà trong khi đó, các đệ tử của phái Ngọc Lan cứ sát phạt cương mảnh phi thường, thật đáng khâm phục.

    Tôi thích nhất là phần đặc biệt khi Ngoc Lan đang nằm với tay lên để một người đở dậy trong “Trái tim Ngục Tù” Trời ơi, khuôn mặt cô biểu hiện một nổi đau tột cùng, nổi đau của một người không còn gì để mất nửa, quá sức chịu đựng của con người. Không biết là tại vì sư phụ nhập vai suất xắc hay tình cãm sư phụ như thế mà tôi còn chịu không nổi cái nhìn, gương mặt đó chứ đừng nói ai khác. Biểu hiện đó còn đau đớn hơn là trong bài “Hạnh Phúc nơi nào”. Còn tôi thích bài nhạc sến là “Tôi đưa em sang sông” do chính tay sư phụ của các cô nương biểu điển, thật là quá trời không sến mà nghe còn tê tái nửa.

    Comment by Độc Cô Cầu Thắng — 8/30/2004 @ 4:07 pm
  86. comment
    Angel Hởi, cô nương đả coi đám tang của nàng à, thật là quá can đãm. Còn trong nầy có ai coi nửa không? Tại hạ thì mua tape rồi về để đó chứ không dám mở ra coi, chua đủ can đãm để mở coi. Ngọc Lan chưa chết đâu, vẩn còn trong lòng tại hạ đây, không tại hạ sẻ không coi băng đó đâu.

    Comment by Độc Cô Cầu Thắng — 8/30/2004 @ 4:20 pm
  87. Trời ơi Độc Cô Cầu Thắng sao mà nói trúng tim đen của Angel quá … Angel thích nhất là hình ảnh đó của sư phụ trong Trái Tim Ngục Tù nhưng không biết cách diễn tả tâm trạng của mình, nay nhờ có Độc Cô công tử giúp phơi bày tâm sự thật là đa tạ, đa tạ. Quả thật Angel là phe kẹp tóc mà còn đau lòng chịu không thấu khi nhìn khuôn mặt của cô lúc đó nữa huống chi là … người ta nói “anh hùng không qua ải mỹ nhân”…còn Angel là con gái mà cũng không qua ải đó là sao? Chắc sư phụ lúc tung chưởng vô tình chưởng trúng muội nên muội đây cũng trúng độc hơi nặng 🙂

    Muội có gan nhưng chỉ dám coi lễ tang của cô có 1 lần mà thôi, ngồi khóc bù lu bù loa cả nhà các anh chị đi qua đi lại chả hiểu sự tình gì … té ra là vì quá cảm thương sư phụ. Mấy tuần nay lo làm “ác” nên cứ núp trong phòng, hễ anh chị nào gõ cửa là coi như xui xẻo bị Angel túm lấy hỏi “tấm hình này đẹp không bro?”…”sis thấy tấm này Ngọc Lan đẹp quá phải không?”… Riết rồi ai cũng đứng xa xa không dám lai vãng căn phòng Angel nữa. Bạn của tỉ tỉ Angel mỗi lần sang chơi thấy Angel cứ ngồi chăm chú nơi computer là hay chọc, “Bộ tính theo Ngọc Lan luôn rồi không lo chuyện đời nữa hả?” 🙂

    Thật sự không hiểu sao mỗi lần nhìn hình của sư phụ là cõi lòng Angel thanh tịnh đến lạ, đúng là không còn biết gì khác ngoài Ngọc Lan. Sáng trên đường đi làm cũng nghĩ đến coi phải làm sao để làm tấm hình này hay tấm hình kia cho Ngọc Lan … chiều đi làm về cũng tranh thủ làm art rồi vừa làm vừa nghe nhạc thoả thích, thoải mái tâm hồn. Càng nói Angel càng nhận ra mình bị trúng độc nặng hơn mình tưởng tượng 🙂

    Comment by AngelNgocLan — 8/30/2004 @ 8:59 pm
  88. Minh Hà tỉ tỉ,

    Ý kiến của tỉ nghe cũng hay đó, nhưng mà thật sự khó có dịp gặp nhau. Vừa rồi M&M muội muội tính tới tính lui rồi đến phút cuối bị chút trục trặc nên đành để Angel “leo cây” 🙂 nhưng không sao, chắc chắn sau này cũng có dịp khác gặp nhau thôi. Trái đất thấy vậy chứ “nhỏ híu” à.

    Comment by AngelNgocLan — 8/30/2004 @ 9:02 pm
  89. Thảo sư tỉ đấy à,

    Rốt cuộc tỉ cũng chịp dừng gót ngọc để muội thỏ thẻ vài lời. Cuối tuần có gì vui không tỉ? Chừng nào tỉ có nhã hứng để viết thêm một bài văn hay cho muội và các quần hùng thưởng thức? Muội thích bài của tỉ viết về “Tuổi Thần Tiên” … nghe thơ mộng làm sao ấy. Muội thích Ngọc Lan hát khúc “e thẹn cỏ hoa” … nghe sao mà ngọt ngào, thẹn thùng, dễ thương quá … làm muội không khỏi nghĩ đến hoa mắc cỡ (hoa trinh nữ) . Nhớ ở VN mỗi lần đi ngang bụi hoa ấy là muội không thể nào không ngồi xuống chọc ghẹo cho hoa “e thẹn” xếp lá lại….Ôi bên này sao kiếm hoa mắc cỡ đỏ mắt không ra để mà chọc ghẹo … nhớ quá đi thôi.

    Comment by AngelNgocLan — 8/30/2004 @ 9:06 pm
  90. Hôm qua lại nghe Laura Branigan từ trần, cũng còn trẻ, thật tội nghiệp, nhưng không tội nghiệp cho ai bằng tội nghiêp cho chính sư phụ mình!

    Comment by Minh Ha — 8/31/2004 @ 12:34 am
  91. Dear, dear Cô “Nho Nhỏ”,

    Bần đạo nào dám mắng mỏ ai đâu mà lại tính “chiện” cấm cả bần đạo “điều chỉnh” vần Việt ngữ! Cô hẳn cũng biết thời nay “kim nhân” đã hiệu đính câu bốn ngựa đó thành câu “Quân tử nhất ngôn là quân tử dại! Quân tử nói đi nói lại mới là quân tử khôn” cơ mà! Hơn nữa, ví dụ ta cứ thực hành cái câu quân tử Tàu thời xửa thời xưa ấy đi thì lý luận của cô nương nghe cũng hơi ngường ngược thì phải! Này nhé, khi xưa bốn con “black stallions” đuổi không kịp thì mới phải đành chịu mà giữ nguyên “nhất ngôn” chứ nếu đuổi kịp thì cũng đã chụp lại đổi thành “ngôn” khác rồi, huống gì là thời Hummer ừng ực nuốt xăng phóng mình vun vút tương đương với vài trăm “mã lực” thì hẳn là chụp gọn “ngôn” phía trước mà đổi đi đổi lại tơi bời vài chục lần chứ lẽ đâu vì thế mà lại phải giữ nguyên ngôn cũ! Cô nương nghĩ lại xem có phải thế không? Nhất định là trong lúc vội vã cô nương đã “nhầm lẫn” chút đỉnh rồi!
    À, thêm một “chiện” nữa: Bây giờ “nhớn” quá rồi, dùng chữ khác đi chứ đừng nói là “bọn con trai” nữa. Cách đó để dành nói trong chỗ chị em bạn gái với nhau khi còn vấn đầu soi gương đi lễ chùa… (chắc không phải chùa Hương) Xá Lợi hay Vĩnh Nghiêm gì đó hay là khi khoác “trường bạch y” đến cửa Khổng sân Trình thôi chứ ai lại nói với khách lạ như thế, nhất là khi khách lại thuộc trong cái “bọn” đó! 🙂

    Độc Cô Đại Hiệp gọi tắt kiểu đó hèn chi mà họ không hiểu lầm đại hiệp sao được! Cám ơn đại hiệp có lời khuyên nhủ. Phần thứ nhất thì bần đạo có thể “đắc co” với đại hiệp được nhưng phần thứ nhì trong lời khuyên của đại hiệp hơi là lạ. Đại hiệp quên câu “Được đàng chân…” rồi hay sao? Hơn nữa, bần đạo quả quyết là tình hình không đến nỗi nào đâu, vẫn còn an toàn chán! Nếu không vì lý do gì khác thì ít nhất họ cũng sợ mang tiếng lây chứ, vì…
    … [đục bỏ câu đầu – n/a] …
    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
    mà đại hiệp! Yên chí! Yên chí!

    Minh Hà tiểu thư càng ngày càng làm thơ ướt át quá đi nhe! Có chu du đến Ngọc đại nương thì cũng chớ trèo lên hỏa diệm sơn mà tu bừa trên đó. Ngọn núi đó nó chưa “ngủ” luôn đâu! Ngọc đại nương nên mua thêm bảo hiểm cho chắc chứ cô nương đó cứ thấy núi là hăm hở chiếm cứ mà tu, bất kể có còn lửa hay không! Còn Angel tiểu thư miêu tả “ải” này “ải” nọ bớt bớt màu sắc một chút chứ kẻo làm mọi người… sốt ruột quá!

    Comment by Tu Mi Chân Nhân — 8/31/2004 @ 7:34 pm
  92. Tu Mi hỡi, lâu lâu xẹt về vừa la hét, vừa trù rủa, thế coi có đặng không nè Trời? Tiện nữ đúng là có bịnh cận thị chút đỉnh, nhưng nhãn quan cũng còn có thể tin cậy được không để Ngọc đại tỷ phải nhọc lòng mua thêm bảo hiểm, nhưng con chó titi (không phải tô tô vì tên này đã bị chó người khác lấy mất rồi), nó sẽ cào cấu sủa, tru rống lên nếu núi kia nổi hứng bất tử, nên tiện nữ này không đến nổi rung hay run, chưa gì nghe lời đe dọa mà đã sợ rối.
    Người ngồi đó trù
    núi kia phọt lửa
    người hẳn nghĩ rằng
    sẽ rất vui chăng?
    Ối núi đồi kia
    nếu đã tới hồi
    xin nhớ xin nhớ
    huớng Bắc trực chỉ
    thổi cho một hồi.
    Đại nhân lúc ấy
    còn tu nữa không?

    Ô-hô-hô huyền nữ

    Comment by Minh Ha — 9/1/2004 @ 2:57 am
  93. Tu Mi Chân Nhân,

    Dù rất ấm ức, tiện nữ vẫn phải thành thật cảm phục sự sáng suốt của đại nhân. Quả là cách lý luận của tiện nữ nghe ra ngược ngạo thật. Tiện nữ muốn nói: một lời đã thốt ra, hồi xưa mấy con ngựa ô đuổi không kịp đã đành. Bây giờ xe cộ vụt như tên bắn mà cũng không phóng kịp, không thay đổi được. Có làm khôn “nói đi nói lại” thì cũng vẫn là “nói lại” mà thôi. Nhưng cách phân tách của đại nhân là của cả nhân gian nên tiện nữ xin nhận là mình đã thiếu chính xác. Đấy! Tiện nữ đã hạ mình nhận lỗi, vậy xin bậc “quân tử khôn” hãy nương tay chớ vội sửa lưng tiện nữ. Ai dám gọi đại nhân là “bọn con trai” bao giờ? Đại nhân hỏi chuyện lúc bé rọi đèn pin luyện chưởng, tiện nữ bèn dùng chữ này để chỉ các chú nhi đồng 12,13 tuổi thuở ngày xưa còn bé ấy. Chứ thời buổi này “quý ông” cứ đánh bừa thôi, còn thời giờ, tâm trí đâu mà luyện võ nữa?
    Cũng xin đại nhân giảng giải thêm cho :“Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” có nghĩa là làm sao? Sợ mang tiếng lây là thế nào ? ?? Sao đại nhân lơ lửng con cá vàng lắm thế? Giời ơi là giời!

    Comment by Thao — 9/1/2004 @ 3:00 am
  94. Angel Hiền tỷ ạ, thật phục tài của tỷ, và phải khen tỷ quá ư kiên nhẫn với việc làm “ác” này. Coi bộ tỷ có thể làm ra mấy cái T-shirt đem bán cho bà con trang này được rồi à! Muội sẽ mua liền tặng cho M& M hiền muội, dù muội đã lo ăn kẹo mà không đến đây bàn thảo về cách “trừng trị” bên kia.

    Comment by Minh Ha` — 9/1/2004 @ 3:01 am
  95. Tiện nữ có rất nhiều video có sư phụ trong đó (nên có thể nói nhứt cử nhứt động của sư phụ tiện nữ đã rất rành), và lẻ dĩ nhiên trong đó có cuồn chiếu tang lễ của sư phụ và tiện nữ đã coi, ối chắc cũng đã 5, 6 lần gì rồi. Tiện nữ mỗi lần coi cứ như là lần đầu, làm như có cái hi vọng là kết cuộc “vở tuồng” sẽ không xảy ra như vậy, nhưng than ôi, không như mình tưởng, sư phụ đã thật sự ra đi. Nhớ, thương cho Sư phụ tràn đầy!

    Comment by Minh Ha` — 9/1/2004 @ 3:15 am
  96. comment
    “Sấm giăng chớp giật” võ đài bây giờ thiệt là té lửa, chiêu nào củng đầy đủ mười thành công lực. “Ác” nương nương thì rảnh làm “ác” và vào đây để mà đấu chưởng, thật là cực nhọc. Nói về làm “ác” tôi đả thấy sư phụ thật huy hòang trong các bộ gown, thật hấp dẩn trong các bộ đồ đầm, thật là lảng mạng trong sường sám, nhưng mà tôi không bao giờ thấy sư phụ mặc áo dài hết. Kiếm nhiều lần rồi, không ra. Tôi nghĩ sư phụ chắc rất là đẹp nếu mặc áo dài, nhưng tại sao không mặc vậy. Nếu không ai có thì “Ác” nương nương thử làm cho su phụ mặc áo dài đi nhe.

    Tu Mi Chân Nhân sợ gì núi sống với núi chín. Các cô nương cứ tu luyện thoải mái, khi nào mà núi muốn sống thì mở Video sư phụ ra coi rồi “tuôn rơi lả chả” cho ngập làng ngập núi thì cái gì mà không dám tắt, xong rồi hết chuyện thì “Bún Bò”, “Bánh Xèo” đem ra ì xèo luôn

    Comment by Độc Cô Cầu Thắng — 9/1/2004 @ 5:31 pm
  97. Độc Cô Cầu Thắng…xin làm ơn thắng lại ….

    Làm ơn xì-tốp right there … đừng bao giờ gọi muội là “Ác Nương” thật tội cho muội quá. Kêu riết chết tên luôn là khổ lắm…thôi cho muội xin…năn nỉ mà.

    Các huynh kỳ này dữ dằn quá, nào là bắt bẻ này nọ rồi lại gán ghép tên xấu cho người ta…vậy mà cứ đổ thừa là mấy cô dữ.

    Hynh có chắc là huynh không tìm ra hình Ngọc Lan mặc áo dài không nào? Muội mà kiếm ra thì huynh phải đãi Angel cũng như các sư tỉ muội một chầu … để nghĩ coi … món gì vừa ngon, đắc tiền, lại low cholesterol đây nhỉ? Khi nào muội nghĩ ra món gì sẽ báo với huynh sau. Bây giờ chỉ cần huynh kiểm tra lại cái wallet trước đi đã.

    Comment by Anonymous — 9/1/2004 @ 9:54 pm
  98. Xin lỗi quên để lại quý danh … tại huynh kêu muội là “Ác Nương” làm muội hú hồn sợ hãi quá độ đến quyên tên cúng cơm … vài lời vừa nhắn nhủ ở post trên là của AngelNgocLan đấy.

    Comment by AngelNgocLan — 9/1/2004 @ 9:56 pm
  99. Angel hiền muội,

    Muội nhắc đến loài hoa dễ thương ấy làm tỉ đây cũng bồi hồi nhớ về quê cũ. Những cánh lá mỏng manh hết hồn khép vội khi bị những bàn tay nghịch ngợm như tụi mình chạm vào. Có bao giờ muội ngồi chờ cho đến khi chúng mở ra rồi lại đụng vào, rồi lại ngồi chờ? Ôi đó là chuyện ngày còn nhỏ tí. Và “Tuổi thần tiên” cũng chỉ là những ghi nhận đại loại như thế mà thôi. Không phải văn thơ gì đâu đừng có nhắc kẻo mang tiếng là “mèo khen mèo dài đuôi”

    Comment by Thao — 9/2/2004 @ 3:19 pm
  100. Minh Hà này,

    Minh Hà hay làm thơ chắc cũng thích đọc thơ? Nơi Minh Hà ở có tìm được nhiều sách báo thơ ca không? Thích thơ của ai cho tỉtỉ biết, tỉtỉ sẽ nhờ Ngọc đại tỉ chuyển tặng đến Minh Hà. Vui thì luyện chưởng mà buồn thì luyện thơ nhé Minh Hà! Đừng có như cái cô trong bài thơ này:

    Thiếp tại Tương giang đầu.
    Chàng tại Tương giang vĩ.
    Tương tư bất tương kiến.
    Đồng ẩm Tương giang thủy.

    Buồn lắm! Nguy hiểm lắm!

    Comment by Thao — 9/2/2004 @ 3:35 pm
  101. Thế mà cũng đã trăm chiêu rồi đấy! Tính từ hồi xuống núi quấy phá thiên hạ đến giờ thì bần đạo phát giác ra rằng công phu của mình cũng chỉ cầm cự được độ trăm chiêu là cùng. Thêm nữa thì e lâm vào vòng nguy hiểm, mà nếu bị Mai Hoa Trận thì lại còn nguy to! nguy to! Chiêu này chỉ là chiêu giải thích thôi nhé.

    Thảo nương ạ, vũ thuật của cô đâu phải tầm thường, ấy là chưa kể các cao thủ tỷ muội nhà cô nữa, nên bần đạo đang dè dặt phân vân không chắc là thắc mắc của cô nương có thật hay không?
    Cái câu lửng lơ là câu ca dao mà chư vị nhất thời chưa nhớ ra đấy thôi. Múa phán quan bút chỉ thấy có mặt chữ bất động nên cũng khó lột được ý nghĩa chính xác. Nhưng bây giờ nhìn lại thấy lửng lơ cũng không ổn! Câu ấy là:

    Bầu ơi nương lấy bí cùng (slightly modified)
    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

    Đấy, bầu bí tuy khác giống thật nhưng đều phải được trồng leo trên giàn tương tự như “thiên lý” với “mướp” vậy. Lắm khi đùa bỡn cãi cọ nhau thật nhưng rồi khi mịt mù khói lửa thì cũng tự nhiên phải nương nhau vì sợ bị chui cả vào nồi làm canh thì sao! 🙂

    Khi Độc Cô Đại Hiệp có lòng hảo tâm ngỏ lời ái ngại thì bần đạo vững tin rằng môn phái chư vị không thể nào lại “tận cùng bằng số ‘no mercy’” với khách ái mộ “kỳ thanh” của lệnh sư cho được! (“Yes”, “No”, “Maybe”?) Không gì thì cũng phải bảo tồn thanh danh nhu mì cho môn phái mình chứ, đâu để mang tiếng khác cho đành! Sở dĩ bần đạo thả lửng lơ con cá vàng là vì lúc đó chưa kịp nghĩ ra cách cải biến chút đỉnh câu đầu vì nguyên gốc có một chữ dễ bị hiểu lầm. Chỉ có thế thôi! Đấy, cô nương tri hô hộ cho một tiếng là “Biết rồi! Khổ lắm nói mãi!” cho bần đạo yên chí là đã giải tỏa được thắc mắc rồi nhé.

    Thôi, bần đạo phải nhanh nhanh cuốn gói chứ lảng vảng nhìn tiếp “bông mắc cở” với nước sông Tương lại e khó dằn được tính của “bọn con trai” mà lại nghịch tinh nữa thì toi công tu luyện bấy lâu nay! 🙂 “Bai” nhá!

    Comment by Tu Mi Chân Nhân — 9/2/2004 @ 8:04 pm
  102. Thảo sư tỉ,

    Còn phải hỏi nữa … muội là dân nghịch ngợm số một mà làm sao lại tha cho hoa mắc cỡ được. Muội cứ ngồi đó chọc cho lá khép, mở ra, rồi lại chọc tiếp. Càng mắc cỡ càng chọc … đến khi muội mỏi tay mỏi mắt rồi mới chịu buông tha bỏ đi…hôm sau trở lại chọc tiếp 🙂

    Không sao đâu tỉ ơi, mèo khen mèo dài đuôi là “chiện” đương nhiên cần phải làm. Mà mèo đuôi dài thật mới khen chứ bộ 🙂

    Sẵn đây muội chúc các huynh tỉ muội một cuối tuần 3 ngày dài vui vẻ. Muội cũng đến lúc cần đến một nơi yên tịnh để tu luyện, lấy lại sức mấy tháng nay làm việc quá độ. Nào là đi làm về rồi nấu cơm, rồi làm Art (không dám nói làm Ác nữa), rồi lên ilovengoclan phá rối 🙂

    Minh Hà tỉ tỉ — khi nào về muội sẽ tiếp tục làm Art cho tỉ thưởng thức.

    Thôi đi nhé, chúc các huynh tỉ muội vui vẻ. Hẹn gặp sau Labor Day.

    Comment by AngelNgocLan — 9/2/2004 @ 9:51 pm
  103. Tu Mi đại nhân,

    Tiện nữ không có gì thắc mắc về câu đầu tiên :“Bầu ơi thương lấy Bí cùng” Đại nhân không cần sửa đổi cho thêm tối nghĩa. Nhưng thôi, không cần phải hiểu thấu đáo. Đại nhân cảnh cáo, à quên, giải thích như thế là cũng đủ. Lần này đại nhân rời võ trường ở hiệp 100, chắc cũng thông cảm với tiện nữ mà không trách tiện nữ hở ra là cuốn gói bỏ chạy nữa chứ?
    Chúc đại nhân luôn có niềm vui và hứng khởi trong chuyện “mần thơ” Xin tiễn đại nhân ra đi bằng bài thơ “Dạ Tư”của Lý Bạch. Tiện nữ xin dùng bản Hán Việt vì âm vận nghe buồn man mác.

    Sàng tiền minh nguyệt quang,
    Nghi thị địa thượng sương.
    Cứ đầu vọng minh nguyệt
    Đê đầu tư cố hương.

    Comment by Thao — 9/3/2004 @ 12:34 am
  104. Wowie! Các huynh tỷ đã chung nhau góp sức đánh xuống 103 chưởng! Tài cao! Thượng thừa! Hấp dẩn! Gây cấn! Làm cho Mai Chi nãy giờ vừa đọc vừa thấy tiếc hùi hụi, ủa sao mà không có mình tham gia vô vậy? Minh Hà tỷ quả đã tu đắc độ, chín mùi, có lúc một mình tỷ đánh đông đánh tây, một mình một cỏi, quả là tuổi trẻ tài cao. MC bắt chước Thảo tỷ hỏi nhỏ Minh Hà tỷ một câu “Sao tỷ hay than cô đơn quá vậy? Phấn khởi lên tỷ à, vui lên đi, nhứt là bên người ta đã chịu thú nhận là sức đuối rồi. Kỳ này cũng vắng bóng Obsession đại anh hùng Chanel no. 5. Thắc mắc thắc mắc! Nhưng kính lão đắc thọ MC không dám làm động đến giấc ngủ sieste của người bô lão, chỉ mong khi nào bô lão thức giấc bước đến võ trường dù chỉ để nghoẻo đầu “chào buổi trưa ” cũng được, MC bàn như vậy các tỷ nghe có xuôi tai không?
    TNS lão bá đã bàn không sai, nhạc có lúc không nhìn thấy sến rõ ràng minh bạch, nhưng có thể giọng hát cũng biến bài hát thành sến đặc, chẳng hạn, các huynh tỷ có tưởng tượng cô Hương Lan hay Giao Linh hát các bài Trịnh Công Sơn không, wowie! Sẽ mang đặc mùi sến…
    Hi vọng vũ trường này vẫn náo nhiệt thư sinh cùng công tử, hi vọng sẽ gặp nhau như Minh Hà tỷ nói , When? Where?

    Mai Chi out! :0)

    Comment by Mai Chi — 9/3/2004 @ 4:40 pm
  105. Thảo sư tỷ thương! Muội rất ít khi đọc thơ, chắc đây là tỷ nhắc khéo muội nên đọc thơ của “thi sĩ thiệt” để tập làm thơ? Muội làm thơ để chọc người khác cười thôi à tỷ, không dể trúng giải gold, silver hay bronze medal, nên bài thơ thường mất chừng 10 giây là xong. Nhân dịp Tinh Lầm Lỡ Tiên Sinh đã đăng lên hồi ký của Hồ Dzếnh mà ai đọc cũng thích, muội xin mươn một bài thơ của thi sĩ này (mà cô Ngọc Lan rất thích), làm món quà nho nhỏ cho tỷ:

    Cảm Xúc

    cô gái Việt Nam ơi!
    từ thuở sơ sinh lận đận rồi
    tôi biết tình cô u uất lắm
    xa nhau đành chỉ nhớ nhau thôi

    cô chẳng bao giờ biết bướm hoa
    má hồng mỗi tiết mỗi phôi pha
    khi cô vui thú là khi đã
    bồng bế con thơ đón tuổi già

    cô gái Việt Nam ơi!
    ngọn gió thời gian đổi hướng rồi
    thế hệ huy hoàng không đủ xóa
    nghìn năm vằng vặc ánh trắng soi

    tôi đến đây tìm lại bóng cô
    trở về đường cũ hái mơ xưa
    rau sam vẫn mọc chân rào trước
    son sắc lòng cô vẫn đợi chờ

    dãi lúa cô trồng nay đã tươi
    gió xuân ý nhị vít bông cười
    ai hay lòng kẻ từng chăm lúa
    trong một làng con đã héo rồi

    cô gái Việt Nam ơi!
    nếu chữ “hy sinh” có ở đời
    tôi muốn nạm vàng muôn cực khổ
    cho lòng cô gái Việt Nam tươi.

    Comment by Minh Ha — 9/4/2004 @ 8:29 pm
  106. Thảo tỷ à, bài thơ này nói về muội coi bộ đúng hơn, mến tặng sư tỷ cùng một giàn “Bún Bò Huế” với muội.

    Đợi Thơ

    phút linh cầu mãi không về
    phân vân giấy trắng chưa nề mực đen
    khói trầm bén giấc mơ tiên
    bâng khuâng trăng giãi qua miền quạnh hiu
    Tô Châu lớp lớp phù kiều
    trăng đêm Dương Tử mây chiều Giang Nam
    rạc rời vó ngựa quá quan
    cờ treo ý cũ mây giàn mộng xưa
    biển chiều vang tiếng nhân ngư
    non xanh tha thiết trời thu rượi sầu
    nhớ thương bạc nửa mái đầu
    lòng nương quán khách nghe màu tà huân
    buồn Tư Mã nhớ Chiêu Quân
    nét hoa thấp thoáng ý thần đê mê
    phút linh cầu mãi không về
    phân vân giấy trắng chưa nề mực đen

    Comment by Minh Ha — 9/4/2004 @ 8:35 pm
  107. Mai Chi hiền tỷ, sao lâu quá không thấy dáng ngà? Tưởng rằng người đã quên nhóm Ca Khúc Kỷ Niệm, ai dè người vẫn đâu đây, thật là hân hạnh hân hạnh! À mà tỷ phân tách đúng lắm đó. Bên kia coi bộ đã mệt nhoải rồi, muội lại phải một mình lang thang đi từ nhà nầy tới xóm khác, gõ cửa kêu van, không biết có ai màng tới mình hay không? Tối thứ bảy, phố vắng vì Angel tỷ đã ra khỏi thành phố đem hết cả niềm vui. Muội phải làm gì để vui lên bây giờ hở Trời?

    Chờ một ngày mới

    Ta vẫn chờ mi
    đem dến cho ta
    mới mẻ, phiêu lưu,
    cho ta quên đi
    hắt hiu ngày cũ

    Comment by Minh Ha — 9/4/2004 @ 8:47 pm
  108. comment
    Thật tình là tranh võ lôi đài với phái Ngọc Lan không quang minh chính đại lắm. Các cô nương đã cương mãnh phi thường làm cho phái mày râu dốc hết nội công để mà đở, cuối cùng khi mọi người kiệt sức thì đưa con bài cuối cùng, đưa ra một cao thủ đại nội khác còn khỏe ru để mà thách đấu. Các cô nương ơi, tụi tôi không mắc bẩy khích tướng của các cô đâu. Các cô mà làm quá thì tôi sẻ bỏ một ký muối vô nồi bún bò của các cô đó, gọi là “khôn dùng chước”.

    Hôm qua tôi đang nghe NL hát thì nhỏ em gái tôi nói NL hát một số bài không hay bằng những ca sỉ khác, làm tôi suy nghĩ có phải tại mình thích NL quá nên thấy bài nào củng hay hết hay sao mà quên những ca sỉ khác. Tôi thì nghe bài nào củng hay nhưng những người khác thì sao? Họ có cùng ý nghĩ với mình không?

    Comment by Độc Cô Cầu Thắng — 9/7/2004 @ 2:02 pm
  109. Minh Hà muội,
    Vậy là muội đã thuộc làu kinh sử, văn võ đầy mình rồi. Không cần phải ở hoài trên núi. Nhất là khi tâm không tịnh, bao tử không yên thì cứ hiên ngang xuống núi tìm hàng quán mà thanh toán đi nhé!

    Riêng Độc Cô đại nhân, theo ý tiện nữ đại nhân không nên thắc mắc cho mệt óc. Cứ chọn câu “ Thương ai thương cả đường đi” để làm chân lý là đủ.

    Comment by Thao — 9/8/2004 @ 2:16 am
  110. Thảo tỷ nhả ngọc tiếng nào tiếng nấy nghe êm tai thiệt à, làm muội thấy cơi mở tấm lòng vô cùng, thôi được chời mai, Friday night, date night, mình sẽ xuống núi, đi tham quan cho đời vui một tý.
    Muội thì nghĩ sư phụ hát đa số các bài hơn các người khác, cũng tại vì vậy cho nên muội mới chết mê chết mệt đó chứ và từ lâu lắm rồi từ lúc muội còn rất nhỏ. Các tỉ muội có biết chỗ nào sư phụ hát mà rất là “uniquely Ngọc Lan” không? Đó là những lúc cô “bẻ” những chữ có dấu hỏi hay dấu ngã, và đọc những chữ này như nó có hai syllables vậy, tỷ muội để ý xem muội nói có đúng hay không, một thí dụ là chữ “đã” thì cô nói ĐA-Ã “Một lần gặp gơ-ỡ”. Một chỗ nữa muội đã để ý, là cách đọc những chữ có “a” trong đó rất là nũng nịu dễ thương, sư phụ có cái điệu điệu trong đó, nhưng điệu rất ngầm, không lộ liểu ra như cô Ý Lan. Vậy mà khi mình khám phá ra cái điệu của cô là mình đều phải mê mệt luôn. Một bài mà các tỷ muội có thể nghe thử là bài “Một ngày nào cho tôi gặp lại anh”, nghe nhé: tuổi nào qua mau QUÁ” Muội tưởng tượng sư phụ không há miệng ra bự như khi ta đọc chữ “A”. Hay quá hay quá sư phụ của muội!

    Comment by Minh Ha` — 9/10/2004 @ 3:38 am
  111. Tỷ Minh Ha,

    Hôm nay chỉ mỗi mình tỷ xuống núi, M&M bỏ nhỏ tỷ hay nhé. M&M lần đầu tiên lên được chức Cô út…từ nay M&M có thể ra oai với cháu nhỏ được rồi phải không ty? Có được một đệ tử cháu bé tí để truyền đạt tiếng hát NgocLan đó mà 🙂 Anh chị có baby mà M&M cũng một phen bấn lọan…vừa phụ đau giùm và cũng vừa phụ “push” giùm nửa. Có lẻ chưa có “physical pain” nào bằng nỗi đau khi có baby cả. M&M xin nghiên mình cảm kích cho những ai đã và đang làm Mẹ.

    Comment by M&M — 9/11/2004 @ 4:10 am
  112. Ồ lại gặp được hiền muội! Mừng muội đã được lên chức và mong “cô” thành đạt vẻ vang trong việc “huấn luyện thế hệ mới” nha muội, có khó khăn gì thì lên võ trường này mà đặt câu hỏi, thế nào cũng có các vị hào hiệp cho biết, nhứt là vị mang tên là “Obsession” thì thế nào chẳng nhiều kế, hi hi! Á mà tỷ nghĩ là có gi là khó đâu, cứ ngày tốii vặn CD Ngọc Lan cho baby nghe, baby vừa học tiếng Việt vừa lớn lên mê tiếng hát Ngọc Lan, nhưng coi chừng mẹ của bé để ý thấy thì bị rầy (chắc phải mua loại máy hát CD loại có camera và bỏ vô spyware, khi không có ai bên cạnh bé thì Ngọc Lan mới hát thôi… Hay quá, nghĩ đến ý kiến thâm sâu như thế này tỷ mới nghĩ tới chuyện cổ tích xưa, người đẹp trong tranh rời khỏi tranh khi nhà không có ai, rồi tha hồ biến thành Julia Child, nấu ăn đủ kiểu hết, anh chàng chủ nhà này hên thiệt! Phải chi tỷ có được một người fairy như thế nhỉ?

    Comment by Minh Ha` — 9/11/2004 @ 2:44 pm
  113. Bài thơ thứ nhất của ông Hồ Dzếnh, thế còn bài thứ hai, tác giả là ai?

    Minh Hà nương nương, tuy tại hạ chưa gặp mặt nương nương bao giờ, tại hạ đã mường tượng ra một người vui vẻ bật thiệp, thích cười vui, và chuyện cô nương than van những ngày cuối tuần lại cũng là để “làm vui” người đọc. Vậy tại hạ nói có đúng hông, hở cô nương? đúng là dân nối gót sư phụ, không phụ lòng người đã bỏ công huyết trong hai cuộn băng đầy những lời thủ thỉ chỉ bảo. M&M nương nương kỳ này lên chức tha hồ… oai. Mai Chi cô nương xuất hiện môt chập rồi đi, how fair is it? Giống như guerrilla vậy, hèn chi Độc Cô sư phụ chẳng rầy là phía bên các mỹ nữ “ăn gian” thừa thế đưa vào “một cao thủ đại nội khác còn khỏe ru để mà thách đấu.”

    Comment by Nhat Nhi — 9/13/2004 @ 7:54 pm
  114. Hihihi…thích quá thích quá….mãy huynh kỳ nầy chống không nổi bút thơ chưởng của các sư tỷ rồi. Mau mau chấp nhận chịu thua “nương tử phái” chúng em đi…M&M sẻ gởi cho thật nhiều m&msssss. Hurray các tỷ giỏi quá!!!

    Comment by M&M — 9/14/2004 @ 3:43 am
  115. Nhật đại ca, có phải người chọc ghẹo tiện nữ? Mai Chi thấy võ đài vắng thiu thiu thì đến để làm náo động lên một chút xíu, và cũng nhắc cho các vị anh thư là cuộc chiến đã đến hối phân giải (tức: bên nữ thắng) thì hãy cố lên để đến mục tiêu của mình, vậy mà sao Nhật đại ca thắc mắc :0)

    Comment by Mai Chi — 9/14/2004 @ 5:45 pm
  116. Mai Chi muội muội cùng M&M muội muội đã nhìn thấy chiến thắng tới tầm tay rồi hả? Giăng cờ lên ta giăng cờ lên cho bên địch nể bên ta, hahaha..
    Nhật đại ca, đại ca đã nhìn thấy…. không thấu trái tim của muội đâu, xin lỗi đại ca, lúc nghe đại ca bặt đầu nói, muội đã khấn thầm cho người nói đúng, thế nhưng… muội vẫn buồn buồn cà lơ thơ cà lât khất trên các nẻo đường “tìm một lối đi ” cho mình ấy mà đại ca. Câu trả lời: Hồ Dzếnh.

    Comment by Minh Ha — 9/14/2004 @ 11:02 pm
  117. Ngọc Lan sư phụ! Đời lúc vui lúc buồn, những lúc nào tiện nữ nghĩ đến sư phụ tiện nữ muốn nghĩ đến thời sư phụ vui vẻ nhất, cho tiện nữ mãi cười vì những hình ảnh tốt đẹp đó, nhưng khi tiện nữ nghĩ đến cái chuổi ngày dài bệnh hoạn của sư phụ, tiện nữ không cầm được mước mắt. Tại sao lại là sư phụ? Tại sao sự kinh khủng này xảy ra trong gia đình của sư phụ là một gia đình tốt đẹp yêu thương đùm bọc lẫn nhau?
    Hôm qua trong báo đăng môt người lính trong thành phố muội đang ở đã tử vong, mới 19 tuổi, mới ra trung học được môt năm, người đó đã sống được bao nhiêu ngày? Đời thật oan nghiệt oan nghiệt. Ngày nào muội không còn lên trang này viết lách tầm xàm… biết đâu chừng muội đã….??? Đời mấy ai học được chữ ngờ?

    Comment by Minh Ha — 9/14/2004 @ 11:04 pm
  118. Thu ơi!
    ai bảo em đến vội?
    Mang chi gió bấc, mưa buồn.
    Vô tình em mang đến tim anh
    hiu quạnh, nuối tiếc… cô bé Hạ
    tíu tít quay lưng cùng nắng ấm
    Thu ơi!
    em có biết Đông rồi sẽ đến?
    Áo vàng rồi cũng bỏ anh đi?
    Cho ta tiếc Thu.. Thu hỡi, Thu ơi!

    Comment by Minh Ha — 9/14/2004 @ 11:25 pm
  119. Ủa sao võ đài / võ trường vắng bóng các võ sĩ / kiếm hiệp gia, mà sao không có người lại kéo màn vay kết thúc cuộc chiến kỳ V vậy cá? Lão Bá xách con Toto đi đâu chơi rồi?

    Comment by ngoc — 9/23/2004 @ 10:35 am