Đời nhẹ như mây khói
Một ngày như mọi ngày
Mang nặng hồn tả tơi
Hoặc những lời thơ lý thuyết của loài người trong “Cỏ xót xa đưa” như: “Người đã đến và người sẽ về bên kia núi”. Và cũng giống người nhạc sĩ tài hoa, Ngọc Lan không chỉ coi nhẹ mà còn ca tụng cái chết trong giai điệu tươi vui của “Bên Đời Hiu Quạnh”:
Đường nào dìu tôi đi đến cơn say
Một lần nằm mơ tôi thấy tôi qua đời
Dù thật lệ rơi lòng không buồn mấy
Giật mình tỉnh ra ồ nắng lên rồi
Với những tác phẩm khá tiêu biểu đã được nhiều ca sĩ thu âm như “Ru em từng ngón xuân nồng”, “Ru ta ngậm ngùi”, và “Hạ trắng”, Ngọc Lan lôi kéo chúng về với thế giới riêng biệt của mình. Sự tuyệt diệu của cô trình bài “Ru em từng ngón xuân nồng” là không để sơ hở kỹ thuật. Nghe thoáng qua thì thấy cô ca rất dễ dàng nhưng lắng nghe kỹ mới để ý lối bắt câu ngắn gọn không quá chau chuốc và sự kiểm soát hơi thở của mình. Cách phân câu điêu luyện của Ngọc Lan có thể nhận ra được trong bốn câu đầu của “Ru ta ngậm ngùi”. Cô chuyên chở từ giọng thấp trầm (contralto) đến giọng cao (mezzo-soprano) rất nhã nhặn, không thều thào hay gào thét.
Với “Hạ Trắng”, Ngọc Lan cất lên hai chữ “Gọi nắng” như một phép lạ xua mây bay đi để “Nắng lên thắp đầy”. Tiếng saxophone thanh thao của Thanh Lâm cũng reo hò theo để làm nổi bật thêm giọng ca đầy cảm xúc. Trái lại thì tiếng kèn soprano chua chát, cùng với cách phối khí rùng rợn, đã lấn đi tiếng hát của cô trong “Ru Tình”. Không chỉ vậy mà phần điệp khúc còn chen vào phần hard-rock guitar choáng cả màng nhĩ. “Ru tình” như thế chắc tình cũng phải bịt tai bỏ chạy. Vả lại bài này thu âm vào lúc cơn bệnh đã khiến giọng Ngọc Lan mất đi chất đậm đà. Sai lầm hơn nữa là bài “Lời buồn thánh”. Lời hát thì buồn thảm, “Chiều chúa nhật buồn / Nằm trong căn gác đìu hiu”, mà nhạc thì dồn dập điệu new wave như đang ở một vũ trường. Có lẽ người nhạc sĩ hòa âm nghe ca từ buồn quá nên làm nhạc nhanh cho đỡ sầu thảm. Thôi thì cứ xem như là một thí nghiệm lạc đề.
Có một số bài không phải ở người hát mà là hòa âm làm mất đi những vẽ đẹp. Nếu có thể tách lời hát ra và làm hòa âm lại thì chắc rất hay. Dù sao đi nữa đây cũng là những sản phẩm rất quý còn duy trì trong làng âm nhạc Việt Nam.
Ngọc Lan đã đem tiếng hát cho đời rồi cũng đã lặng lẽ ra đi. Cô hát mấy câu cuối của ca khúc “Lặng lẽ nơi này” như gửi gấm tâm trạng của mình:
Trời cao đất rộng
Một mình tôi đi
Một mình tôi đi
Đời như vô tận
Một mình tôi về
Một mình tôi về… với tôi.
Và tiếng hát thương yêu ấy đã về vùng trời bình yên.
– Donny Trương
Những năm đầu của thập niên 90, tôi mới định cư đất Mỹ. Tôi không nghe nhạc Việt nhiều và cũng không biết gì về làng văn nghệ người Việt tại hải ngoại. Tôi thích nghe nhạc Mỹ và nhất là rap để học Anh ngữ. Nhưng rồi những tiếng hát trẻ đã đưa tôi trở về với dòng nhạc Việt. Trong số những ca sĩ đó, tôi đặc biệt mê tiếng hát Don Hồ và Ngọc Lan.
Tôi bắt đầu để ý đến Don Hồ qua “Hãy sống cho tuổi trẻ”, nhạc ngoại quốc lời Việt anh trình diễn trên Asia 1: Đêm Sài Gòn. Giọng hát của anh nhẹ như khói, tự nhiên như thở, và có một chút khàng rất quyến rũ. Tôi xem đi xem lại nhạc phẩm đó nhiều lần và bắt đầu đi tìm băng nhạc của anh.
Còn Ngọc Lan, tôi mê tiếng hát của chị qua bài “Rừng chưa thay lá” (thơ Hoàng Ngọc Ẩn, nhạc Huỳnh Anh). Giọng hát êm dịu của chị lôi cuốn tôi từng chữ một, “Anh đi rừng chưa thay lá / Em về rừng lá thay chưa”? Tôi chưa từng nghe được giọng hát nào mong manh mà lại có sức thu hút mạnh mẽ đến thế. Từ đó tôi đã đi theo giọng hát đó cho đến ngày hôm nay.
Lúc 12 hoặc 13 tuổi, tôi chưa làm ra tiền nên không dám dùng tiền của mẹ mua băng nhạc. Mỗi lần được bước vào tiệm nhạc Việt, tôi như đứa trẻ lạc vào tiệm kẹo. Thấy gì cũng muốn mua. Nhưng mỗi lần vào tôi chỉ mua một băng thôi. Vì say mê hai giọng hát Ngọc Lan và Don Hồ nên tôi chọn ngay Ngọc Lan & Don Hồ 2: Con đường tình ta đi. Tôi không hiểu chiến lược của trung tâm Giáng Ngọc vì đây là album của hai ca sĩ nhưng Don Hồ có 6 bài, 2 bài song ca, còn Ngọc Lan chỉ có 2 bài.
Thời bấy giờ Don Hồ hát đa số nhạc ngoại lời Việt, nhưng trong Con đường tình ta đi, anh hát những nhạc phẩm của tác giả Việt. Lúc đó tôi cũng không để ý nhiều đến những tác giả nhạc Việt nên không biết bài “Biết đâu nguồn cội” là của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Từ phần hoà âm tươi vui đến cách hai giọng hát hoà quyện với nhau, bài song ca này vẫn giữ một vị trí rất riêng trong tim tôi. Bài song ca thứ nhì, “Con đường tình ta đi” (nhạc sĩ Phạm Duy) không chỉ có hai giọng hát mà còn có giọng saxophone của Tham Lâm. Cả ba hợp tác rất chặt chẽ. Riêng bài “Thà như giọt mưa” (nhạc Phạm Duy, thơ Nguyễn Tất Nhiên), Ngọc Lan hát đầy cảm xúc và lối hoà âm cũng đầy gay cấn. Qua các nhạc phẩm Don Hồ thể hiện trong album này, từ “Ngủ đi em” (Lê Minh Bằng), “Em đến thăm anh đêm 30“ (nhạc Vũ Thành An, thơ Nguyễn Đình Toàn), đến “Gọi tên bốn mùa” (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn), tôi bắt đầu thích anh hát nhạc Việt hơn nhạc ngoại lời Việt.
Ngọc Lan & Don Hồ 3: Tình phụ chứng minh được đường lối của anh chuyển sang hát nhạc Việt như “Kiếp đam mê” (Duy Quang), “Khúc thụy du” (nhạc sĩ Anh Bằng), và “Dấu tình sầu” (nhạc sĩ Ngô Thụy Miên). Ngọc Lan đã giết bao nhiêu con tim qua “Vì tôi là linh mục” (nhạc Nguyễn Đức Quang, thơ Nguyễn Tất Nhiên) và “Giết người trong mộng” (nhạc sĩ Phạm Duy). Cả hai trình bài những bài đơn ca rất đỉnh. Phải chi có thêm một hoặc hai bài song ca thì tuyệt vời.
Ngọc Lan & Don Hồ 4: Xin còn gọi tên nhau trở lại với những nhạc phẩm ngoại quốc lời Việt như “Vết thù trên lưng ngựa hoang” (lời Việt Pham Duy), “Trưng vương khung cửa mùa thu” (lời Việt Nam Lộc) và “Hận tình trong mưa (lời Việt Pham Duy). Tuy nhiên cũng có những bài của tác giả Việt như “Xin còn gọi tên nhau” (Trường Sa) và “Tôi đi giữa hoàng hôn” (Văn Phụng). Album này cũng đáng thưởng thức tuy không trọn vẹn như album 2 và 3.
Để sưu tầm cho trọn bộ, mãi sau này tôi mới tìm được album Ngọc Lan & Don Hồ 1: Comme Toi gồm những ca khúc Pháp và Anh được hát nửa lời Anh lời Việt hoặc nửa lời Pháp lời Việt. Không biết Don Hồ ca tiếng Pháp ra sao, nhưng anh ca tiếng Anh như bài “When You Go to San Francisco”, “Papa”, “Seal with a Kiss”, có một chút accent. Tuy nhiên nghe là lạ và dễ thương. Tôi thích hai bài song ca “Comme Toi” và “Tình yêu đó” trong album này.
Đó lại 4 album Ngọc Lan & Don Hồ do trung tâm Giáng Ngọc phát hành. Năm 1995, Ngọc Lan Musique phát hành Những lời mê hoặc của đôi song ca này. Ngoài nhạc phẩm “Về đây em” (nhạc sĩ Trịnh Nam Sơn), cả album là nhạc ngoại lời Việt. Có một lần được chat riêng với Don Hồ qua trang web của tôi, anh đã kể lại cơn bệnh hiểm nghèo đã cho cặp mắt cô không còn thấy được nữa. Cô mời Don Hồ hát và đã rất tận tình với người bạn đồng nghiệp của mình. “Khi tình xa” (lời Việt Khúc Lan) và “Những lời mê hoặc” (Phạm Duy), Don Hồ ca còn Ngọc Lan chỉ đọc nhưng họ lại ăn khớp với nhau như lúc ban đầu.
Ngọc Lan & Don Hồ đã để lại cho làng âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại những kỷ niệm khó quên. Cám ơn hai người ca sĩ tài tình và dễ thương này. Tuy Ngọc Lan rời khỏi cõi tạm này đã lâu, tiếng hát của cô vẫn tồn tại mãi. Xin chúc Don Hồ luôn khoẻ để tiếp tục con đường nghệ thuật của anh.
– Donny Trương
Lần đầu nghe Y Phương song ca cùng Nguyên Khang qua một liên khúc Trịnh Công Sơn trong video Asia 53: Bốn Mùa thu hình vào năm 2007, tôi có ấn tượng ngay. Tuy kỹ thuật nén hơi còn kém nhưng cô bắt những nốt cao dể dàng. Còn khi hát thấp, giọng Y Phương có nét dịu dàng tựa Ngọc Lan.
Từ đó tôi thường chú ý những hoạt động của cô. Trong vài video của trung tâm Asia, sự xuất hiện của Y Phương có phảng phất hình bóng Ngọc Lan. Nhưng đến nay Y Phương mới cho ra mắt một sản phẩm đầu tiên do chính cô thu âm chứa đựng nhiều ảnh hưởng và màu sắc của Ngọc Lan.
Với nét hòa âm đơn giản, nhẹ nhàng và sang trọng, Y Phương gợi lại những hình ảnh thời vàng son của Ngọc Lan qua Tình Vẫn Thiết Tha. Album mở đầu với “Chuyện Tình Yêu,” một trong những nhạc phẩm được ưa chuộng của Ngọc Lan. Tiếp theo “Chờ Phone Của Anh” là một bài đã gắn liền với tiếng hát Ngọc Lan. Cả hai Y Phương đều thể hiện rất tốt.
Riêng “Bài Ngợi Ca Tình Yêu” là một trong những nhạc phẩm đã khiến tôi đam mê giọng hát Ngọc Lan. Cho đến bây giờ tôi mới nghe được bản tương đương như vậy. Y Phương đã bỏ ra rất nhiều thời gian để nghe kỹ cách hát của Ngọc Lan trong nhạc phẩm này. Vì cô đã chuyên chở lời ca nhẹ nhàng và điêu luyện. Tuy hình bóng của Ngọc Lan hiện ra rất rỏ nhưng Y Phương có đặc điểm riêng của mình trong đó. Khác với giọng trong trẻo của Ngọc Lan, Y Phương có một chút khàn. Nhà sản xuất cũng nhận ra được điều này nên đã soạn cho Y Phương một lối hòa âm theo nhiệp điệu bossa nova rất nồng nàn và trang nhã.
Từ bài tựa đề, “Yêu Nhau Đi,” “Ngàn Đời Chờ Mong” cho đến “Người Yêu Ơi Giã Từ,” bài nào cũng có sự xuất hiện của Ngọc Lan. Riêng “Người Yêu Nếu Ra Đi” Y Phương muốn tỏ lòng kính trọng đến với thần tượng của mình: “Người yêu nếu ra đi, một hôm nắng lên cao / Xin hãy mang đi theo, cả mây trắng trong veo.” Đến đoạn cuối cô chuyển sang lời Anh, “Please don’t go away.” Như hàng triệu trái tim đã yêu mến Ngọc Lan, Y Phương cũng tiếc thương và không muốn Ngọc Lan ra đi. Cám ơn Y Phương đã đem lại cho những ai hâm mộ Ngọc Lan những kỷ niệm khó quên.
–Donny
Out of all her solo albums Ngọc Lan recorded for Mây productions—from Ngọc Lan 4: Tình Xanh to Ngọc Lan 10: Hạnh Phúc Nơi Nào—Ngọc Lan 5: Tình Gần remains my personal favorite to this day. With 12 exceptional recordings, Ngọc Lan perfected the art of creating a cohesive experience from start to finish. Just pop in the album and let Ngọc Lan lead the way.
When she flowed, “Em như một nụ hồng / Cầu mong chẳng lạnh lùng,” you felt the sad beauty in Ngô Thụy Miên’s “Tình Khúc Buồn.” When she declared, “Với em, anh mãi là người tình trăm năm,” you wished you were her lover in Đức Huy’s “Người Tình Trăm Năm.” When she confessed, “Buồn vương màu áo hồng / Nước mắt theo em đi về với chồng,” you tasted her tears in Nguyễn Ngọc Trọng’s “Buồn Vương Màu Áo.” When she confronted, “Anh bên người xa lạ / Anh quên lời hẹn thề / Cho em xót xa,” you felt her pain in Đỗ Cung La’s “Dù Tình Yêu Đã Mất.”
From “Chiều Một Mình Qua Phố” to “Rồi Như Đá Ngây Ngô” to “Hạ Trắng,” Ngọc Lan got us hanging on Trịnh Công Sơn’s every word. In “Để Quên Con Tim” and “Tiếng Mưa Đêm,” Ngọc Lan’s soft, sweet vocals brought the cool, breezy vibes to Đức Huy’s easy-listening lyrics. She gave a touching rendition of Trầm Tử Thiêng’s “Mười Năm Yêu Em” as well as Vũ Thành An’s “Bài Không Tên số 2 & 3” and “Bài Không Tên số 7.”
Ngọc Lan’s vocals were mesmerizing and her song choices were excellent, but “Tình Gần” wouldn’t be complete without the outstanding productions, and saxophonist Thanh Lâm played the key role in the album success. From his orchestrations, particularly the staccato strings in “Người Tình Trăm Năm,” to his arrangements, noticeably the rhythm section in “Mười Năm Yêu Em”, to his sax solos, which appeared on almost every track, his contributions to the album were remarkable. His music direction shaped the cohesiveness of the album.
There were intriguing debates in iLoveNgocLan.com on how Ngọc Lan came up with Tình Gần for the album title. Someone said that, the title derived from a line in Ngô Thụy Miên’s “Tình Khúc Buồn,” which was, “Sao chưa gặp một lần mà nghe tình thật gần.” The theory seemed convincing, but I have a different take. “Tình Gần” can be translated as “Close Love” or “Intimate Love” (my preference). If you look at all of the albums she released under Mây Productions, Tình Gần was the only one that she covered songs written by Vietnamese songwriters. In other albums, she covered a mix of Vietnamese, French, and American ballads; therefore, Tình Gần hit closest to home.
–Donny Trương
Updated June 30, 2022